-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Liên tục điều chỉnh
Sự lúng túng, thiếu kinh nghiệm của cả chủ đầu tư và đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn I (Dự án Metro số 1 Hà Nội) là điều dễ nhận thấy trong Báo cáo số 468/BC-CP vừa được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký gửi Quốc hội.
Phối cảnh tổng thể ga Ngọc Hồi |
Cụ thể, tính từ khi Dự án Metro số 1 Hà Nội được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư lần đầu vào tháng 10/2008 đến nay, công trình này liên tục phải điều chỉnh quy mô, phân kỳ đầu tư.
Tại Quyết định số 3304/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2008, Dự án Metro số 1 giai đoạn I có tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng (vốn vay ODA Nhật Bản là 13.973 tỷ đồng, vốn đối ứng là 5.487 tỷ đồng), với mục tiêu xây dựng Khu tổ hợp Ngọc Hồi có quy mô 95 ha phục vụ di chuyển các đơn vị đường sắt tại ga Hà Nội, ga Giáp Bát và là đầu mối đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; xây dựng 11,5 km cầu cạn đoạn Giáp Bát - Gia Lâm.
Tháng 11/2017, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận tách Dự án Metro số 1 Hà Nội thành 2 dự án riêng biệt tương ứng với từng giai đoạn: xây dựng Khu tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn Giáp Bát - Gia Lâm (giai đoạn I); xây dựng đoạn Ngọc Hồi - Giáp Bát và đoạn Gia Lâm - Yên Viên (giai đoạn II).
Trong quá trình triển khai thiết kế kỹ thuật Dự án giai đoạn I, qua nghiên cứu, rà soát, Bộ GTVT nhận thấy, nếu đầu tư đoạn Giáp Bát - Ngọc Hồi thuộc giai đoạn II song trùng với giai đoạn I sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tháng 11/2007, Bộ GTVT đã cho phép chủ đầu tư Dự án khi đó là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập Dự án đầu tư giai đoạn IIA (đoạn Ngọc Hồi - Giáp Bát), riêng đoạn Gia Lâm - Yên Viên (giai đoạn IIB) sẽ tiếp tục được triển khai khi đủ điều kiện.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án giai đoạn IIA (đoạn Giáp Bát - Ngọc Hồi) tại Quyết định số 3412/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2012, với tổng mức đầu tư 24.825 tỷ đồng và giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên, do chỉ có một nhà thầu liên danh tư vấn dự thầu và bỏ thầu vượt giá gói thầu 3,4 lần, nên đã hủy kết quả đấu thầu; đồng thời, do vụ việc của Công ty tư vấn JTC (năm 2014), nên Dự án tạm dừng, chưa triển khai các thủ tục tiếp theo.
Trước tình trạng Dự án bị đóng băng kéo dài ở cả giai đoạn I và giai đoạn IIA, Bộ GTVT một lần nữa phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép phân chia lại phạm vi và phân kỳ đầu tư của các dự án thành phần. Theo đó, Dự án giai đoạn I điều chỉnh sẽ chỉ tập trung đầu tư xây dựng Khu tổ hợp Ngọc Hồi (Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án giai đoạn I điều chỉnh tại Quyết định số 1198/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2017 với tổng mức đầu tư là 19.046 tỷ đồng). Dự án giai đoạn IIA điều chỉnh có mục tiêu xây dựng đoạn tuyến từ Ngọc Hồi đến Hà Nội (gồm đoạn Ngọc Hồi - Giáp Bát thuộc Dự án giai đoạn IIA và điều chuyển đoạn từ Giáp Bát đến Hà Nội thuộc giai đoạn I trước đây sang). Tại thời điểm được Bộ GTVT phê duyệt năm 2012, dự án này có tổng mức đầu tư hơn 24.825 tỷ đồng. Riêng đối với đoạn tuyến từ Hà Nội đến Gia Lâm và kéo dài đến Yên Viên (trong đó có cầu đường sắt vượt sông Hồng) sẽ được phân kỳ triển khai vào các giai đoạn sau của Dự án.
Tăng vốn, kéo dài thời gian
Tổng mức đầu tư 2 dự án giai đoạn I điều chỉnh và giai đoạn IIA điều chỉnh vẫn chưa phải là con số cuối cùng.
Cụ thể, dù đang trong quá trình điều chỉnh, nhưng nhiều khả năng, Dự án giai đoạn IIA sẽ tăng 5.602 tỷ đồng (lên mức 30.427 tỷ đồng) so với quyết định phê duyệt ban đầu. Mặt khác, qua rà soát các đoạn còn lại (Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên với chiều dài khoảng 13,32 km, bao gồm cả cầu vượt đường sắt sông Hồng), ước tính kinh phí sẽ khoảng 32.064 tỷ đồng. Tính tổng cộng để hoàn thành toàn bộ các mục tiêu đề ra trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được công bố vào năm 2004 thì sẽ cần khoảng 81.537 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại thời điểm năm 2004, Dự án Metro số 1 được thiết kế có chiều dài 28,7 km, với tổng mức đầu tư hơn 26.976 tỷ đồng, phục vụ tàu khách Thống Nhất, tàu liên vận, tàu du lịch và tàu đô thị.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, kết hợp chạy chung giữa đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị (đến nay có cả đường sắt tốc độ cao).
Bên cạnh đó, theo quyết định phê duyệt ban đầu, Dự án phải hoàn thành vào năm 2017, nhưng do nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nên tiến độ thực hiện dự án đã bị chậm và phải điều chỉnh. Chỉ xét riêng cho giai đoạn I điều chỉnh (Khu tổ hợp Ngọc Hồi) dự kiến đến năm 2024 mới hoàn thành. Việc giải phóng mặt bằng đã được thực hiện từ năm 2012, nhưng đến thời điểm hiện tại mới chỉ thu hồi được một phần diện tích do nguồn vốn đối ứng bố trí hàng năm cho dự án rất hạn hẹp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Cho đến thời điểm này, chủ dự án vẫn chưa triển khai thi công được gói thầu nào ngoài hiện trường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Dự án được triển khai chủ yếu tại khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội, thời gian thực hiện kéo dài, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng rất phức tạp, nhiều biến động, việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật gặp nhiều khó khăn... nên đã tác động đến tiến độ triển khai.
“Rút kinh nghiệm từ dự án này, Bộ GTVT sẽ rà soát kỹ tiến độ thực hiện, các vấn đề khó khăn, vướng mắc có liên quan để quyết liệt chỉ đạo đảm bảo tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025