-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Vài ngày nay, trên một số diễn đàn lan tỏa thông tin Hà Nội sẵn sàng chuyển sang học trực tuyến khi có học sinh nhiễm Covid-19.
Dịch covid-19 đang gia tăng khuyến cáo phụ huynh cho trẻ tiêm vắc-xin Covid-19. |
Với việc này, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch Covid-19 được toàn ngành duy trì từ đầu năm học 2022-2023 đến nay.
Tại một số trường học trong những ngày gần đây, số lượng học sinh nghỉ học do sốt, cảm cúm nhiều hơn so với thời điểm cuối tháng 3. Tuy nhiên, trong số đó, những học sinh mắc Covid-19 chiếm số lượng ít, việc dạy học tại các trường vẫn diễn ra bình thường.
Thời điểm này là những tuần cuối cùng của năm học 2022-2023, học sinh toàn Thành phố đang chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra cuối năm học. Học sinh lớp 9 và lớp 12 tích cực tập trung ôn tập cho kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp.
Thông tin không chính xác về dịch bệnh phần nào đã gây hoang mang, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của phụ huynh và học sinh, đặc biệt là các học sinh cuối cấp.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường cần thận trọng khi phát ngôn và chia sẻ những thông tin về dịch bệnh khi chưa có căn cứ của cơ quan chuyên môn, tránh gây hiểu lầm, gây hoang mang trong phụ huynh và học sinh.
Được biết, công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh là phần việc được các nhà trường thường xuyên thực hiện và nhắc nhở học sinh để phòng tránh các nguy cơ bệnh như Covid-19, cúm mùa, thủy đậu, sốt xuất huyết…
Lý giải về việc dịch Covid-19 tăng những ngày gần đây, chuyên gia cho rằng, thời tiết Hà Nội nồm ẩm tạo điều kiện cho virus khu trú, phát triển; dân số đông, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm cao; sức đề kháng thấp, không khí ô nhiễm; thói quen ăn nhanh, ít vận động.
Nhiều người chủ quan, không tuân thủ 2K là khẩu trang và khử khuẩn; lượng kháng thể sau tiêm vắc-xin hoặc sau khi nhiễm Covid-19 giảm, cũng khiến nhiều người dễ mắc bệnh.
Dù số ca mắc và nhập viện tăng 3-4 lần so với các tuần trước đó, nhưng theo chuyên gia vẫn chưa đáng lo ngại và không phải hiện tượng bất thường.
Để phòng dịch chuyên gia khuyến cáo người dân vẫn cần thực hiện tốt khuyến cáo 2K của Bộ Y tế là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay; hạn chế đi tới chỗ đông người, ăn uống đầy đủ, vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng, đảm bảo ngủ đủ giấc.
Với trẻ 5-12 tuổi và người già có bệnh nền, nếu chưa tiêm đủ 2 mũi thì nên tiêm ngay. Còn nếu từng mắc covid-19 mà khỏi trên 6 tháng hoặc đã tiêm đủ nhưng mũi tiêm cuối cùng cách đây trên 6 tháng thì nên tiêm mũi nhắc lại, không kể là mũi 4 hay mũi 5.
Để dịch bệnh không lây lan, chuyên gia đề xuất ngành Y tế Hà Nội cần tăng cường truyền thông để người dân hiểu rõ nguy cơ tái mắc covid-19, toàn diện thực hiện 2K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, cần có các biện pháp khuyến khích người dân khai báo khi tái mắc covid-19. Y tế cơ sở cần rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ vắc-xin, các trường hợp người già, trẻ 5-12 tuổi nguy cơ cao.
Nếu tiêm mũi cuối hoặc mắc Covid-19 từ cách đây hơn 6 tháng thì nên tiêm mũi tăng cường. Cần chuẩn bị sẵn các tình huống Covid-19 có thể bùng phát để sẵn sàng các phương án thu dung điều trị, tránh quá tải hệ thống cũng như ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh khác.
Ngoài ra, cần bình tĩnh, tránh hoang mang quá mức, ảnh hưởng tới hoạt động của các trường học, công sở, cơ sở kinh doanh, nhà máy, khu công nghiệp.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trước tình hình Covid-19 trên địa bàn gia tăng, lực lượng chức năng tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình dịch để xử lý kịp thời, có hiệu quả.
Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, biến chủng trên thế giới và Việt Nam để kịp thời đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Hà Nội cũng tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho các nhóm đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; người từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
-
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024