
-
Sữa giả - hiểm họa đối với sức khỏe người tiêu dùng
-
Yêu cầu xử lý nghệ sỹ, người nổi tiếng vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
-
Siết chặt quản lý sau vụ sữa giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
-
Việt Nam chính thức thanh toán một căn bệnh nguy hiểm về mắt
-
Tin mới y tế ngày 14/4: Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh -
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi
Theo cập nhật từ Bộ Y tế, ngày 10/4, cả nước ghi nhận 113 ca mắc Covid-19 mới, tăng gấp hơn 2,5 lần so với ngày 9/4. Tại Hà Nội, theo thông tin từ Sở Y tế, trong tuần (1-7/4) ghi nhận 67 ca mắc, tăng 44 ca so với tuần trước đó.
![]() |
Trong những ngày gần đây số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống để tránh nguy cơ mắc bệnh. |
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong những ngày gần đây bệnh nhân mắc Covi-19 tăng mạnh. Cụ thể, trong tháng 3, Bệnh viện ghi nhận 25 bệnh nhân. Tuy nhiên, trong 10 ngày đầu tháng 4 đã tăng gấp 3 lần tức là 75 bệnh nhân. Phần lớn là những người trẻ, có triệu chứng ho, sốt, đau họng và tự test nhanh thấy dương tính nên vào viện khám.
Cũng theo bác sĩ Hưng, những bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại bệnh viện đều thuộc đối tượng cần tiêm mũi 4, nhưng hầu hết mới chỉ tiêm 2 hoặc 3 mũi, thậm chí có người chưa tiêm vắc-xin.
Nói về nguyên nhân khiến bệnh nhân Covid-19 tăng, theo bác sĩ của Bệnh viện Thanh Nhàn, có thể do người dân gần đây đã bỏ qua tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19, đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, lây lan dịch có xu hướng trở lại. Nguyên nhân thứ hai là thời tiết nóng ẩm cũng làm cho dịch tăng lên.
Cùng quan điểm, PGS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định, không riêng gì Việt Nam, dịch covid-19 vẫn tạo các làn sóng tăng- giảm.
Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới chưa công bố hết dịch vì dịch vẫn chưa ổn định. Hơn nữa, số ca mắc như hiện nay chưa thực tế vì người nhiễm bệnh không test hoặc họ test dương tính không báo với cơ sở y tế.
Việc tăng số ca mắc như hiện nay không phải bất thường, bởi miễn dịch của vắc-xin phòng Covid-19 giảm và tâm lý của người dân chủ quan cho rằng, không còn dịch Covid-19 nên bỏ qua các thói quen phòng bệnh như rửa tay, đeo khẩu trang nên mắc lại. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi cũng là môi trường virus lây lan, trong đó có Sars-Cov-2.
Để phòng bệnh, chuyên gia khuyến cáo người dân cần duy trì nguyên tắc 2K không chỉ phòng Covid-19, mà còn phòng các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B.
Về phía Bộ Y tế, cơ quan này sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đồng thời tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của vi rút cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.
Đảm bảo công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp các ca mắc covid-19 tăng cao; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.
Bộ Y tế luôn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch Covid-19.
Trong trường hợp tình hình dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch Covid-19 và bảo đảm sức khỏe người dân.
Cùng với tăng cường các biện pháp phòng dịch, theo chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, để tránh tái bùng phát dịch Covid-19, mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng như đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
Tích cực rửa tay sát khuẩn; với những người già, người miễn dịch yếu, bệnh nền cần hạn chế đi lại để tránh lây nhiễm dịch bệnh vì đây là nhóm dễ bị nặng, dễ gây quá tải y tế.

-
Tin mới y tế ngày 15/4: Tiếp tục ghi nhận ca bệnh liên cầu khuẩn nguy kịch -
Việt Nam chính thức thanh toán một căn bệnh nguy hiểm về mắt -
Thêm nhiều loại thuốc chữa bệnh được gia hạn đăng ký lưu hành -
Tin mới y tế ngày 14/4: Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh -
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi -
Hà Nội thông tin về ca bệnh viêm não mô cầu đầu tiên trong năm -
Giải pháp nào cho tình trạng kháng thuốc?
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí