-
Nhiều địa phương “chốt” Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 -
Thông tin về sự cố tại tổng duyệt chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” tối 26/1 -
Quảng Ninh: Ấm áp những chuyến xe đưa, đón gần 10.000 người lao động về quê đón Tết -
TP.HCM trao tặng hơn 400 vé xe miễn phí cho người lao động về quê đón Tết -
450 người lao động được hỗ trợ về quê đón Tết trên chuyến bay của Vietnam Airlines -
2 tuyến tàu điện tại Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ
Ấy vậy mà, chỉ sau một tuần sau, mỗi lần gọi điện về là cháu khóc, nói nhớ nhà, muốn quay lại Việt Nam. Cháu bảo, sang đây không hợp đồ ăn và nhớ mẹ.
"Vợ tôi nhớ, thương con nên khóc suốt. Bố mẹ tôi thì đứng ngồi không yên quay ra trách móc hai vợ chồng tôi rằng: Con còn trứng nước đã vội cho sang bên Anh để bây giờ nên nông nỗi này. Nó mà ốm lăn ra đó thì ai lo”.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Văn Xuân ở Hà Nội cho biết, ông từng tiếp nhận tư vấn, trị liệu cho nhiều trường hợp trẻ bị trầm cảm phải về nước khi đi du học sớm.
Việc các gia đình có điều kiện kinh tế muốn con có môi trường học tập ở các nước tiên tiến nên sẵn sàng đầu tư số tiền lớn. Nhưng không phải ai cũng thành công, thậm chí có người ôm hận.
Trường hợp một cậu học sinh đi du học ở Úc về mà ông từng tiếp nhận tư vấn là một điển hình. Thấy con trai học giỏi xuất sắc, bố mẹ Tuấn Anh ở Đống Đa, Hà Nội cho con sang Úc học khi 15 tuổi.
Bố mẹ Tuấn Anh kỳ vọng, sau khi học xong Tú tài Úc, con mình sẽ được học tại các trường đại học nổi tiếng ở Úc.
Thế nhưng mọi sự không như dự tính. Những ngày tháng đầu cậu hào hứng gọi điện về nhà nhưng sau đó thưa dần. Hơn một năm sau, bố mẹ có chủ động gọi điện thì Tuấn Anh chỉ trả lời ậm ừ vài tiếng cho qua chuyện, còn không cậu chả mấy khi chủ động gọi về.
Không yên tâm về con, bố Tuấn Anh đã phải bay tận sang Úc để thăm con. Ông đau lòng khi thấy Tuấn Anh gầy gò, uể oải mang hình hài của một con nghiện game.
Đôi mắt của Tuấn Anh cận nặng đến hơn 6 đi ốp, người gầy còm. Gặp con, bố Tuấn Anh không thể tin vào mắt mình.
Chuyên gia Trịnh Văn Xuân cho biết: “Vì sang Úc, Tuấn Anh không có nhiều bạn chơi nên ít khi đi ra ngoài.
Cậu chơi game để khuây khỏa thời gian và rồi nghiện game khi nào không hay. Khi bố mẹ Tuấn Anh đưa cậu đến gặp tôi thì triệu chứng của Tuấn Anh là hoang tưởng nhẹ”.
Vị chuyên gia này còn cho biết thêm, nhiều trường hợp còn đau lòng hơn Tuấn Anh vì ăn chơi đua đòi theo bạn bè mà trở nên hư hỏng và ông cho rằng, du học sớm (từ phổ thông) là một con dao hai lưỡi với trẻ.
“Nếu trẻ có đủ thông mình và ý thức tự học tốt thì sẽ sớm hòa nhập vào môi trường giáo dục tốt, phát triển tư duy, sáng tạo và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, rèn tính tự lập...
Nhưng nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trẻ có thể vấp nhiều vấn đề như không thể thích nghi với môi trường và văn hóa nước bạn, không theo kịp chương trình nên sinh ra sợ học, trầm cảm hay dễ đánh mất bạn thân dẫn tới đua đòi, ăn chơi”, vị chuyên gia này khuyến cáo.
Trong khi đó, anh Trần Ngọc Cảnh hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ cho biết, một số học sinh Việt Nam sang Mỹ du học ở cấp phổ thông phải chuyển trường vì không hòa nhập được với bạn hoặc phải chuyển nhà vì không hợp với lối sống của gia chủ. Thậm chí, bị trầm cảm, phải quay về Việt Nam.
Một nữ sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh vốn học giỏi và em tự tạo áp lực cho mình là phải luôn đạt điểm tốt ở trường mới.
Tuy nhiên, môi trường học tập tại Mỹ đòi hỏi phải sáng tạo, tư duy chứ không chỉ cần học thêm và học thuộc nhiều như ở Việt Nam. Không đạt được kết quả như ý, em buồn chán, buông xuôi và cuối cùng được gia đình đưa về nước.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, thường các bố mẹ cho con đi du học chỉ nghĩ tới đạt theo kỳ vọng mà ít ai ngờ tới sự trả giá, đường về của các em thế nào. Nhiều trẻ sau thời gian trải nghiệm học tập xa nhà, văn hóa mới thì hoang mang, sợ hãi nơi xứ người không dám chia sẻ với bố mẹ, phải tìm cớ như ốm, bệnh... để được quay về.
Chị Phượng ở Đống Đa tâm sự rằng, con gái lớn của chị hiện muốn đi du học ngay khi còn phổ thông nhưng chị nghĩ rằng, khi con ở phương xa, bố mẹ rất khó giúp đỡ. Việc liên lạc cũng không thuận tiện do lệch giờ, khoảng cách xa.
Điều sợ rằng con gái của chị không thích nghi được với môi trường mới nên chưa quyết định có cho con đi du học sớm hay không.
“Không phải ai đi du học sớm cũng thành công. Sang nước ngoài thì văn hóa, lối sống khác biệt. Nhiều cháu sang bên là ăn chơi, đua đòi dẫn tới hư hỏng nên tôi không yên tâm cho cháu xa gia đình khi 15 tuổi” – chị Phượng tâm sự.
Đa số các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất chọn được môi trường học tập ở Việt Nam phù hợp, chuẩn bị đầy đủ kiến thức để sau này đi du học đại học.
Còn việc cho con cái đi du học sớm cần phải cân nhắc kỹ. Vì các cháu còn nhỏ tuổi hơn nữa giá thành học tập lại rất cao. Chi phí cho việc du học 3 năm phổ thông lên đến hơn 5 tỷ đồng.
Hiện nay, nhiều phụ huynh đã lựa chọn cho con học chương trình quốc tế trong nước nhưng giá thành tương đối cao và một tin vui là từ năm học 2018-2019 ở Việt Nam, IvyPrep Education đã triển khai chương trình luyện thi lấy bằng Tú tài Mỹ (American High School Diploma) do Đại học Missouri – Mỹ cấp mà chi phí toàn khóa chỉ có 280 triệu đồng.
Trọn bộ hồ sơ du học Mỹ khi tham gia Chương trình IvyPrep - K12
Chương trình Tú tài Mỹ (American High School Diploma) của Đại học Missouri – Mỹ đã được chứng nhận bởi hai tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hàng đầu Hoa Kỳ là AdvancED và Hiệp hội Kiểm định chất lượng giáo dục Trung Bắc Mỹ – The North Central Association Commission on Accreditation and School Improvement.
Chứng nhận kiểm định chất lượng này đảm bảo rằng các tín chỉ học thuật có giá trị qui đổi và được chấp nhận tại các trường đại học trên toàn thế giới.
Hơn nữa, chương trình luyện thi bằng Tú tài Mỹ cam kết đảm bảo đầu ra cho học sinh với 4 bằng cấp/chứng chỉ cụ thể và vô số kỹ năng quan trọng khác như: Bằng Tú tài quốc tế Mỹ (Accredited American High School Diploma); Chứng chỉ TOEFL-iBT điểm từ 90 đến 120; Chứng chỉ SAT điểm từ 1.350 đến 1.600; Trọn gói hồ sơ du học học bổng đại học Mỹ; Sẵn sàng học đại học (college readiness) và kỹ năng học tập và nghiên cứu; Kiến thức về lịch sử văn hóa Mỹ; Kỹ năng viết luận và tranh biện.
-
Nhiều địa phương tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Ất Tỵ 2025 -
Nhiều địa phương “chốt” Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 -
Hà Nội: Mở rộng phạm vi thí điểm thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt -
Thông tin về sự cố tại tổng duyệt chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” tối 26/1
-
Quảng Ninh: Ấm áp những chuyến xe đưa, đón gần 10.000 người lao động về quê đón Tết -
TP.HCM trao tặng hơn 400 vé xe miễn phí cho người lao động về quê đón Tết -
450 người lao động được hỗ trợ về quê đón Tết trên chuyến bay của Vietnam Airlines -
2 tuyến tàu điện tại Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ -
Hải Phòng chào Xuân Ất Tỵ 2025 với loạt sự kiện văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn -
[Ảnh] Tết Nguyên đán tại Văn Miếu: Không gian mới lạ và trải nghiệm đầy hứng khởi -
[Ảnh] Ấn tượng với cặp rắn được đặt tên Kim Tỵ, Ngân Tỵ ở đường hoa Nguyễn Huệ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/1 -
2 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
3 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
4 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
5 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết