-
Gỡ khó cho đất "dính quy hoạch" -
Việt Nam góp mặt top 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới -
Ngăn vấn nạn khai thác cát tràn lan -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria -
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa
“Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính theo dõi sát giá cả thị trường để kịp thời xây dựng các kịch bản kiểm soát giá”, bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết.
Bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) |
Thưa bà, điệp khúc “tăng lương - tăng giá” liệu có lặp lại trong lần tăng lương kể từ ngày 1/7/2024 với mức độ tăng lớn nhất từ trước đến nay?
Đúng là trước đây, mỗi lần tăng lương ở khu vực nhà nước (lương cơ sở) là xảy ra tình trạng được gọi là “té nước theo mưa”, thậm chí mới “nghe đồn” tăng lương thì giá đã tăng, nhiều hàng hóa, dịch vụ có biên độ tăng còn cao hơn tăng lương (6-8%). Tình trạng này dẫn đến việc tăng lương với mục đích cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động trong khu vực nhà nước, người hưởng lương hưu, nhận trợ cấp xã hội không còn nhiều tác dụng.
Ngoại trừ mấy năm diễn ra đại dịch Covid-19 (nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và ngân sách nhà nước nên không tăng lương), còn lại hầu như năm nào cũng tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu và trợ cấp xã hội. Vì vậy, thị trường, nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và người tiêu dùng đã có sự thích ứng với việc tăng lương định kỳ, thường vào các ngày 1/7 và 1/1 hàng năm. Tâm lý này khiến trong nhiều lần tăng lương, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không có nhiều xáo trộn.
Nhưng lần này khác với những lần trước là lương tối thiểu vùng, lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp xã hội đồng loạt tăng, đặc biệt là lương cơ sở tăng tới 30%, từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Thị trường trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm nay vẫn diễn ra bình thường, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sự phản ứng với việc tăng lương kể từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 4,34%; quý II/2024 tăng 4,39% và 6 tháng đầu năm tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn lại từ đầu năm đến nay, có thể thấy, mặt bằng giá hàng hóa diễn biến theo quy luật hằng năm, tăng vào dịp lễ tết đầu năm, giảm dần và tương đối ổn định ở các tháng tiếp theo.
Có được kết quả trên là do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Thời gian qua, trong khi thế giới phải căng mình chống lạm phát, thì Việt Nam được đánh giá là một trong số không nhiều nền kinh tế kiểm soát thành công lạm phát, đồng thời vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập của người dân.
Kết quả đó có được một phần nhờ chính sách tài khóa được thực hiện kịp thời, liều lượng đủ lớn, đối tượng thụ hưởng rộng khắp. Cụ thể là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất...
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn dự báo, việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm 2024 không hề dễ dàng?
Quán triệt thực hiện Công điện 61/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/6/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Điều hành giá, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Điều hành giá về các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá để đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo Điều hành giá đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan phải cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Cụ thể đó là những giải pháp gì, thưa bà?
Bộ Tài chính tiếp tục giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá. Đặc biệt, điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường. Lạm phát thế giới có xu hướng giảm nhiệt nhưng luôn tiềm ẩn yếu tố bất thường, vì vậy phải chú trọng theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá.
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Điều hành giá mới đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã đề cập rất nhiều giải pháp kiểm soát lạm phát cả trước mắt lẫn lâu dài. Việc quan trọng nhất là phải bảo đảm cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, chiến lược tác động trực tiếp đến đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh, như lương thực, thực phẩm, rau hoa quả, xăng dầu, điện nước phải đầy đủ; không được để gián đoạn bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào, ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ địa bàn nào.
-
Ngăn vấn nạn khai thác cát tràn lan -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria -
Đất đấu giá "ảo", làm sao để kiềm chế? -
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị