-
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định
Những khó khăn và thách thức mà ngành du lịch Hậu Giang cần vượt qua trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Là tỉnh mới so với các địa phương trong vùng, nguồn lực và xuất phát điểm còn hạn chế, trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, du lịch Hậu Giang đã có những bước phát triển đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Doanh thu du lịch của tỉnh liên tục tăng, năm 2010 mới là 7.834 triệu đồng, thì năm 2015 đã tăng lên con số 40.495 triệu đồng, tăng gấp 5,17 lần. Tổng số lượt khách quốc tế của năm 2015 tăng 4,5% so với năm trước. Đây tuy là con số khiêm tốn so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nhưng đã phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh Hậu Giang trong việc phát triển ngành du lịch.
Thành phố Vị thanh (tỉnh Hậu Giang) đang được xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa để phục vụ nhân dân địa phương và du khách |
Chúng tôi cũng nhận thấy, du lịch Hậu Giang còn một số tồn tại cần giải quyết như: công tác đầu tư phát triển các ngành du lịch và dịch vụ còn chưa đúng mức, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh vốn có của địa phương. Thực tế trên bắt nguồn từ sự đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch còn hạn chế, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế chưa thật sự hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đa số là doanh nghiệp nhỏ, chưa quan tâm đến việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, mà chỉ khai thác dựa trên nguồn tài nguyên vốn có. Vì vậy, sản phẩm du lịch Hậu Giang còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn du khách.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn thiếu về số lượng và không đảm bảo về chất lượng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn còn thấp.
Tỉnh có những định hướng và chủ trương gì cho du lịch trong thời gian tới, để hội nhập với du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?
Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh cũng ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND và Quyết định 214/QĐ-UBND để triển khai thực hiện Nghị quyết, nhằm quy hoạch chi tiết các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh, cũng như định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương theo 2 hướng chính:
Một là, định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch. Theo đó, nghiên cứu khai thác có hiệu quả thị trường du khách quốc tế và thị trường khách du lịch trong nước. Tập trung khai thác các sản phẩm du lịch gồm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, du lịch văn hóa là điểm mạnh của Hậu Giang, với những di tích lịch sử cách mạng có giá trị trong và ngoài khu vực. Đưa một số dự án du lịch vào hoạt động, khai thác giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Hai là, định hướng đầu tư phát triển du lịch. Cụ thể, tập trung đầu tư nâng cấp, tôn tạo hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch; đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới và các cơ sở vui chơi giải trí; đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.
Sản phẩm du lịch chủ yếu để phát huy tiềm năng du lịch của Hậu Giang là gì, thưa ông?
Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông rạch, có nhiều loại cây trái đặc sản được đánh giá cao, có các di tích lịch sử cách mạng... Tỉnh xác định sản phẩm du lịch chủ lực cần phát huy là du lịch sinh thái, đặc biệt là sinh thái nông nghiệp, kết hợp tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, lễ hội - tín ngưỡng, du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở như Khu du lịch sinh thái Việt Úc, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Trung tâm sinh thái Mùa Xuân, Khu du lịch sinh thái Phú Hữu, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Tây Đô... đáp ứng được nhu cầu du lịch sinh thái.
Về du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, Hậu Giang có Chợ nổi Ngã Bảy, Đền thờ Bác Hồ, Di tích chiến thắng Chương Thiện, Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Di tích chiến thắng Vàm Cái Sình, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Di tích chiến thắng Tầm Vu...
Với du lịch cộng đồng - trải nghiệm, tỉnh có Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, Vùng du lịch cộng đồng Khóm Cầu Đúc, Vùng du lịch vườn quýt đường Long Trị, Vùng du lịch nông nghiệp trên đường nối Vị Thanh - Cần Thơ...
Để đáp ứng du lịch mua sắm, tỉnh sẽ phát triển các làng nghề, chợ đêm, phố đi bộ kết hợp mua sắm tại các khu, điểm du lịch.
Thưa ông, kỳ vọng mà Du lịch Hậu Giang đặt ra đến năm 2020 là gì?
Theo quy hoạch phát triển ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt, ngành du lịch của tỉnh phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau:
Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 160.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 18.000 lượt và khách nội địa là 142.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,49%/năm (tổng số khách), 17,03%/năm (khách quốc tế) và 11,96%/năm (khách nội địa).
Đến năm 2025, tổng số khách du lịch đạt 250.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 38.000 lượt và khách nội địa là 212.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,91%/năm (tổng số khách), 15,87%/năm (khách quốc tế) và 9,01%/năm (khách nội địa).
Để đạt được những mục tiêu trên, ngành du lịch của tỉnh đang xây dựng định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch. Trong đó, nghiên cứu khai thác có hiệu quả thị trường du khách quốc tế và thị trường khách du lịch trong nước, đồng thời, đưa một số dự án du lịch vào hoạt động, khai thác giai đoạn 2015 - 2020. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư nâng cấp, tôn tạo hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch; đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới và các cơ sở vui chơi giải trí; đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.
Phát triển hạ tầng du lịch là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu trong quy hoạch phát triển du lịch của Hậu Giang, ông có thể cho biết cụ thể hơn vấn đề này?
Giao thông thuận lợi và thông suốt sẽ góp phần quan trọng cho du lịch phát triển. Tỉnh sẽ tập trung xây dựng hoàn chỉnh đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn (phần đi qua tỉnh Hậu Giang), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp; nâng cấp hoàn chỉnh Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61; Quốc lộ 61B (đoạn đi qua tỉnh Hậu Giang); xây dựng mới và nâng cấp các trục đường tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu vùng phát triển. Xây mới, nâng cấp hệ thống các tuyến đường huyện, đường nội thị, hệ thống bến xe, các cầu cống, hệ thống giao thông đường thủy; xây dựng các tuyến đường ô tô về trung tâm xã ở những địa phương chưa có; kết hợp hoàn thiện hệ thống thủy lợi với phát triển giao thông đường thủy, đường bộ, nhất là giao thông nông thôn; sớm xây dựng hệ thống cầu để phục vụ giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh lân cận trong khu vực. Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin truyền thông, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu.
Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường bộ, đường thủy đến các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn, cụ thể: đường vào Khu du lịch sinh thái Việt Úc - Hậu Giang, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, Di tích Đền thờ Bác Hồ, rẫy khóm Cầu Đúc, Vùng du lịch vườn quýt đường Long Trị, cơ sở hạ tầng Chợ nổi Ngã Bảy…
Từng bước hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao gắn với du lịch, như: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Sân vận động tỉnh, bến tàu du lịch tại Chợ nổi Ngã Bảy và trên Kênh xáng Xà No...
-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024