-
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 18,6% sau 8 tháng năm 2024 -
Kiểm soát chặt lạm phát, bình ổn giá cả -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều động, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý
Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng
Qua 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Phát triển du lịch (2017- 2018), TP. Cao Lãnh đã mở 3 điểm du lịch cộng đồng tại xã Tân Thuận Đông và các điểm tham quan như: Công viên - Quảng trường Văn Miếu; Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường; cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo An An; cơ sở đinh lăng Mộc Gia Phát, làng bích họa dưới chân cầu Cao Lãnh; vườn mận Hòa An, chùa Hồng Liên... Bên cạnh đó, các điểm di tích lịch sử - văn hóa từng bước được đầu tư, liên kết nhằm chuẩn bị triển khai các sản phẩm du lịch.
TP. Cao Lãnh được định hướng là một trong 3 cửa ngõ chính đón khách du lịch đến với tỉnh Đồng Tháp. |
Xây dựng hạ tầng để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cao Lãnh. Thời gian qua, Thành phố đã tiến hành khảo sát, đầu tư, cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các hạng mục hạ tầng tại điểm du lịch xã Tân Thuận Đông, đưa vào sử dụng cầu tàu du lịch và nhà thông tin phục vụ các tàu du lịch cập bến để tham quan, trải nghiệm...
Về phát triển các sản phẩm du lịch, TP. Cao Lãnh chú trọng nâng cao chất lượng công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội thường niên với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân và khách du lịch đến tham quan.
Điểm nhấn nổi bật trong các sản phẩm du lịch Cao Lãnh là Làng Bích họa hữu nghị Việt - Úc dưới chân cầu Cao Lãnh, ven sông Tiền, do Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tài trợ, được thực hiện từ cuối tháng 11/2017. Đây là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang tính chất biểu trưng của hai nền văn hóa Việt - Úc, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch vùng đất Sen Hồng đến với du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, TP. Cao Lãnh chú trọng kết nối các điểm du lịch, khai thác du lịch tâm linh và du lịch trải nghiệm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương... Ngày hội Văn hóa du lịch Thành phố lần thứ nhất cũng đang được ngành du lịch xúc tiến chuẩn bị chu đáo.
Hiện TP. Cao Lãnh có 27 sản phẩm khởi nghiệp được công nhận ở cấp tỉnh. Các sản phẩm này sẽ được giới thiệu, quảng bá trong các dịp lễ hội, hội thi trưng bày sản phẩm và các phiên chợ Nông nghiệp xanh do Thành phố và tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
Phát triển du lịch theo hướng bền vững
Có thể nói, những kết quả nói trên mới chỉ là thành quả bước đầu trong định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, nhưng có ý nghĩa hơn cả là TP. Cao Lãnh đã xây dựng được kế hoạch chỉn chu và bài bản để phát triển du lịch theo hướng bền vững và có trách nhiệm.
Định hướng phát triển du lịch TP. Cao Lãnh trong thời gian tới là tập trung khai thác thế mạnh về trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, trải nghiệm mua sắm với nghề thủ công truyền thống và các loại hình nghệ thuật dân gian; khai thác thế mạnh cảnh quan sông nước, thiên nhiên, hoạt động lễ hội tại địa phương để hấp dẫn du khách; kêu gọi, vận động các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân cùng với chính quyền địa phương xây dựng hình ảnh đô thị xanh - sạch - đẹp.
Đặc biệt, ngành du lịch TP. Cao lãnh sẽ tập trung vào 3 đề án chính.
Một là, phát triển du lịch gắn với không gian văn hóa lễ hội và tổ chức các sự kiện tại phường 1, phường 2 và phường 4 - nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của Thành phố và tỉnh Đồng Tháp, phục vụ nhu cầu tổ chức trưng bày quảng bá sản phẩm, hình ảnh của các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Hai là, phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm tại xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu; cơ sở thờ tự của các tôn giáo và các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn xã hai xã cù lao – những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
Ba là, phát triển làng nghề đan mê bồ Mỹ Trà gắn với du lịch trải nghiệm nhằm khôi phục làng nghề mê bồ trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề, bảo đảm hài hòa giữa khôi phục làng nghề và bảo vệ môi trường; phát triển làng nghề bền vững.
Theo Đề án Phát triển Du lịch tỉnh Đồng Tháp 2015 - 2020, TP. Cao Lãnh được định hướng là một trong 3 cửa ngõ chính đón du khách đến với Đồng Tháp, nơi xuất phát của các tua tuyến và là trung tâm chính tỏa đi các khu, điểm du lịch quan trọng trên địa bàn tỉnh.
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 18,6% sau 8 tháng năm 2024 -
Kiểm soát chặt lạm phát, bình ổn giá cả -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều động, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý -
Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sống ngoài bãi sông -
Điểm tên 6 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD sau 8 tháng năm 2024 -
Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”