Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Đưa tổng công suất điện gió lên 800 MW vào năm 2020
Thế Hải - 28/03/2017 16:29
 
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 28/3/2016 đặt ra mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2015.

Tại Hội thảo "Phát triển dự án điện gió" do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Bộ Công thương và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức đang diễn ta tại Hà Nội từ 27-31/3/2017, ông Nguyễn Cường Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ về tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, thời gian qua, EVN đã tổ chức một số chương trình đào tạo về năng lượng gió, vận hành hệ thống điện khi có kết nối lưới của nguồn phát điện từ gió tại EVN và các đơn vị thành viên.

Hiện, số lượng nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, với tổng công suất khoảng 160 MW).
Hiện, số lượng nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, với tổng công suất khoảng 160 MW.

Hội thảo được tổ chức nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, cũng như trao đổi kinh nghiệm của các cường quốc trong lĩnh vực này để EVN và các đơn vị tiếp tục triển khai nhiệm vụ nghiên cứu phát triển điện gió.

“Với bề dày kinh nghiệm và uy tín của Đức trong việc phát triển các dự án điện gió, sau 5 ngày trao đổi trực tiếp, tôi tin tưởng rằng các học viên của EVN sẽ tích lũy được nhiều kiến thức để thực hiện tốt công việc được giao” - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết.

Hiện, số lượng nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn (tổng công suất khoảng 160 MW).

Trong đó, trang trại gió tại Tuy Phong, Bình Định (2012) (vốn tư nhân) công suất 30 MW (20 x 1.5 MW Fuhrlaender); Trang trại gió Công Lý, Bạc Liêu (2013/15) (do VDB tài trợ) công suất 99,2 MW (62 x 1,6 MW General Electrics); Hệ thống năng lượng hỗn hợp đảo Phú Quý (do PVN tài trợ)công suất 6 MW (3 x 2.0 MW Vestas); Trang trại gió Phú Lạc (2016) (do EVN/KFW tài trợ) công suất 24 MW (12 x 2.0 MW Vestas).

Chưa kể, danh mục các dự án mang lại lợi nhuận rất hiếm hoi, chưa đáp ứng được mục tiêu khi ban hành chính sách về điện gió. Nguyên nhân chủ yếu là do suất đầu tư dự án điện gió cao so với các nguồn điện truyền thống, giá mua điện gió chưa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, nguồn cung cấp linh kiện, thiết bị và dịch vụ trong nước còn hạn chế, nguồn nhân lực kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, thị trường vốn còn hạn chế.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 28/3/2016 đặt ra mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió lên khoảng 800 MW vào năm 2020; khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2015.

Theo các chuyên gia, Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Việt Nam đặt mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 140 MW hiện nay lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030. Những con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng.

Trong khi đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển điện gió như, đường bờ biển dài hơn 3.200 km, tốc độ gió trung bình khoảng 6 – 7 m/s, chất lượng gió khá ổn định. Chính vì vậy, không có lýdo gì để Việt Nam không nghiên cứu và đầu tư phát triển mạnh nguồn năng lượng này.

Các chuyên gia cũng nhận định, từ nay tới năm 2025, vẫn còn khá nhiều thời gian để thực hiện mục tiêu nâng công suất điện gió lên 2.000 MW. Khác với dự án thủy điện cần thời gian dài xây dựng, mỗi dự án điện gió chỉ cần nhiều nhất là 15 - 18 tháng.

Cùng với những tiềm năng sẵn có của Việt Nam, để các dự án có thể thành công phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các đối tác uy tín và tin cậy trong lĩnh vực này.

Ân hạn cuối cho Dự án điện gió Enfinity
Đáng lẽ đã bị thu hồi vì chậm tiến độ, nhưng Dự án điện gió Phước Nam - Enfinity, vốn đầu tư 266 triệu USD, đang được tỉnh Ninh Thuận tạo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư