-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Hợp tác kinh tế - đầu tư nội khối ASEAN đã và đang phát triển hết sức đa dạng, hiệu quả. Ảnh: Đức Thanh |
ASEAN là điểm đến đầu tư lớn của thế giới
“Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia mà doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư trong khu vực ASEAN”. Đó là chia sẻ của ông Kubota Masakazu, Tổng thư ký Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tại buổi tiếp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng với đoàn công tác Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam đầu tuần này.
Phát biểu của ông Kubota Masakazu cho thấy, sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam luôn được đặt trong sự so sánh với khu vực ASEAN.
Theo Báo cáo Đầu tư ASEAN (AIR) năm 2022, sự phục hồi mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư cho thấy khả năng ứng phó và sức hấp dẫn của ASEAN, với tư cách là một điểm đến đầu tư lớn trên thế giới và là động lực tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Báo cáo trên cho thấy, dòng vốn FDI vào ASEAN tăng 42%, lên 174 tỷ USD trong năm 2021. Đây là mức tăng kỷ lục trước đại dịch và đảo ngược sự suy giảm hồi năm 2020 do Covid-19.
Các quốc gia thành viên ASEAN đã nỗ lực thuận lợi hóa đầu tư trong những năm qua, với việc thông qua Khung thuận lợi hóa đầu tư ASEAN (AIFF) vào năm 2021, phản ánh cam kết của ASEAN trong việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực.
Những nỗ lực này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có xu hướng gia tăng. Mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, song tốc độ tăng trưởng nói chung còn thấp và bấp bênh.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch Tổng thể 2025 trên cả 3 trụ cột và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay như phục hồi bao trùm, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững…
Đưa ASEAN trở thành tâm điểm, động lực tăng trưởng
Có thể nói, hợp tác kinh tế - đầu tư nội khối ASEAN đã và đang phát triển hết sức đa dạng và hiệu quả.
Cụ thể, Việt Nam là nước vừa tiếp nhận dòng vốn FDI, vừa đầu tư ra nước ngoài trong khối ASEAN. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2023, có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore cũng là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, với 3.189 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 72,52 tỷ USD, đứng thứ 2/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam có dự án đầu tư vào 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, Singapore cũng là quốc gia dẫn đầu, với một dự án đầu tư mới và một dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 105,5 triệu USD, chiếm 88,3% tổng vốn đầu tư. Trong danh sách 15 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam cũng có nhiều quốc gia nội khối ASEAN, như Campuchia, Thái Lan, Lào…
Trong bài nhận định gần đây, ông David Liao, đồng Tổng giám đốc điều hành HSBC châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp giảm tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, cùng với các chính sách hỗ trợ ngành bất động sản, là động lực chính cho tăng trưởng, giúp tiêu dùng hồi phục. Điều này sẽ có tác động lan tỏa sang các nước xuất khẩu lớn như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, còn kinh tế số sẽ trở thành "xương sống" cho thương mại.
Để nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN và đưa ASEAN trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế, ổn định tài chính - kinh tế, Indonesia - Chủ tịch ASEAN 2023 đã xây dựng chủ đề năm nay là “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, trong đó đưa ra nhiều ưu tiên, sáng kiến cụ thể.
Theo Đại sứ Vũ Hồ, quyền Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, diễn ra từ ngày 9 đến 11/5, tại Labuan Bajo (Indonesia) thể hiện mong muốn và nỗ lực của các nước phấn đấu đưa ASEAN trở thành tâm điểm, động lực tăng trưởng với vai trò dẫn dắt trong các tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực, đóng góp vào mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phồn vinh.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu