
-
Khai mạc Đường sách Hải Phòng năm 2025
-
Vietnam Airlines khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bằng chuyến bay đặc biệt
-
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số
-
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt”
-
Hà Nội tạm dừng tất cả các dự án trụ sở chưa khởi công -
Hình ảnh những "bông hồng" tập luyện chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành đại lễ 30/4
Tháng 7/2023 có thể coi là tháng của những nghệ sĩ toàn cầu đến Việt Nam, khi thông tin từ công ty chủ quản cho biết nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Black Pink mới đây sẽ biểu diễn tại Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) trong ngày 29 và 30/7. Trước đó, vào ngày 22/7, một nghệ sĩ quốc tế khác là Charlie Puth cũng sẽ xuất hiện tại sự kiện đại nhạc hội 8Wonder tại đảo Hòn Tre, Nha Trang.
Dù còn cách ngày diễn ra sự kiện gần một tháng nhưng đêm nhạc 8Wonder hiện đã cháy vé ở tất cả các hạng ghế. Trong khi trên các diễn đàn mạng, nhiều người bắt đầu hỏi nhau về cách mua vé cũng như mua gậy lightstick để tham dự tour diễn của BlackPink.
![]() |
Nhóm nhạc nữ BlackPink. |
Trái với sự đổ bộ hàng loạt của các sao quốc tế đến dải đất hình chữ S, nền công nghiệp giải trí Việt Nam vẫn chưa tạo dấu ấn đậm nét trên thị trường toàn cầu. Vài năm gần đây, ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Ví dụ, show truyền hình âm nhạc “Ca sĩ giấu mặt” đã vượt mốc 230 triệu lượt xem trong 2 tháng phát sóng, hay bộ phim điện ảnh “Nhà Bà Nữ” cũng mang về doanh thu gần 19,6 triệu USD (460 tỷ đồng) sau chưa đầy một tháng. Hoặc như nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã thu hút hàng triệu người theo dõi và hàng tỷ lượt xem chỉ tính riêng trên YouTube. Nhưng chừng ấy là chưa đủ để ngành giải trí Việt Nam tỏa sáng ở thị trường toàn cầu, theo Forbes.
Ký giả Dylan Nguyen, CEO FG Entertainment Network (FGEN), người có hơn 25 năm kinh nghiệm trong cả ngành công nghiệp giải trí Mỹ và Việt Nam tin rằng nền giải trí Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, để vươn xa trên trường quốc tế, ông đề xuất ngành giải trí Việt Nam nên tiếp cận theo những phương thức đa diện hơn.
Đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục
Ngành giải trí Việt Nam đứng trước thách thức về giáo dục và đào tạo chuyên biệt. Hệ thống đại học hiện nay thiếu các chương trình liên quan đến ngành giải trí, đặc biệt là các chương trình tập trung vào các chuyên ngành thiết yếu như kinh doanh giải trí, luật giải trí, công nghệ âm thanh, công nghệ giải trí,… Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung của toàn ngành.
Ngoài ra, chú trọng đầu tư vào giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một lực lượng lao động vừa đam mê với nghề vừa sở hữu trình độ chuyên nghiệp, từ đó tạo tiền để cho sự xuất hiện của những sản phẩm giải trí chất lượng cao, ứng dụng được các công nghệ tiên tiến nhất. Đây là cơ sở để tăng khả năng thu hút tài năng mới và khuyến khích các công ty giải trí nước ngoài hợp tác với các nhà sản xuất và nghệ sĩ giải trí Việt Nam.
Tương tác nhiều hơn với khán giả quốc tế
Một khía cạnh quan trọng khác của việc toàn cầu hóa ngành giải trí Việt Nam là thu hút khán giả quốc tế bằng cách tạo ra nội dung phù hợp và gây được tiếng vang với họ. CEO FGEN gợi ý các nhà sản xuất Việt nên nghĩ đến những phiên bản chương trình truyền hình hoặc phim ảnh được làm riêng cho một quốc gia cụ thể hoặc được bản địa hóa sao cho phù hợp. Một ví dụ tiêu biểu là cuộc thi hát American Idol. Tại Việt Nam, chương trình được đổi tên thành Vietnam Idol và có sức ảnh hưởng không chỉ trong nước mà còn lan ra toàn cầu.
Để tiếp cận nhiều khán giả hơn, các công ty giải trí Việt Nam cũng cần thiết lập một mạng lưới phân phối mạnh mẽ bằng cách phát triển quan hệ đối tác với các nhà phân phối và nền tảng phát trực tuyến quốc tế. Việc hợp tác với các nghệ sĩ quốc tế, hãng phim và thương hiệu toàn cầu cũng có thể giúp ngành giải trí Việt Nam quảng bá và tiếp cận các thị trường mới.
Ví dụ, màn hợp tác giữa ca sĩ Sơn Tùng M-TP cùng rapper Snoop Dogg trong MV “Hãy Trao Cho Anh” được phát hành năm 2019, đã “gây bão” tại thời điểm phát sóng, tạo ấn tượng tốt với không chỉ khán giả Việt Nam mà còn cả người xem quốc tế.
![]() |
Sơn Tùng M-TP hợp tác cùng rapper Snoop Dogg trong MV “Hãy Trao Cho Anh” phát hành năm 2019. |
Tập trung vào đổi mới
Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo là tiền để cho sự phát triển bền vững của ngành giải trí Việt Nam. Ông Dylan Nguyen cho rằng Chính phủ có thể khuyến khích sử dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất âm nhạc bằng cách hỗ trợ thuế nhập khẩu cho các thiết bị giải trí chuyên dụng. Điều này sẽ giúp giảm chi phí mua sắm thiết bị chất lượng cao và khuyến khích các công ty sản xuất đầu tư vào công nghệ tiên tiến.
Chỉ bằng cách liên tục cải tiến và đổi mới, ngành công nghiệp giải trí ở Việt Nam mới có thể duy trì tính cạnh tranh và không bị lạc nhịp trong bối cảnh thị trường giải trí trên toàn cầu luôn biến đổi theo thời gian.
Tăng cường hợp tác công-tư
Trong ngành công nghiệp giải trí, sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân sẽ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Vị CEO gợi ý Chính phủ Việt Nam có thể thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác và thúc đẩy bản sắc văn hóa. Trong khi đó, khu vực tư nhân sẽ phụ trách việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và các mô hình kinh doanh mới.
Có thể xem ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc như một ví dụ nổi bật về sự hợp tác thành công giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Chính phủ Hàn Quốc đã có những khoản đầu tư đáng chú ý để thúc đẩy sự phát triển của làn sóng K-pop, chẳng hạn như thành lập Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc để cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và phi tài chính tới các nghệ sĩ, doanh nghiệp trong ngành âm nhạc Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, các công ty giải trí nổi tiếng tại Hàn Quốc, chẳng hạn như JYP Entertainment và HYBE, đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty toàn cầu để quảng bá về hình ảnh của K-pop trên bình diện quốc tế.
****
Ngành công nghiệp giải trí Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển và lớn mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, để đưa ra thị trường toàn cầu, quảng bá thành công bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam, CEO Dylan Nguyen cho rằng ngành giải trí trong nước cần chú trọng hơn vào đổi mới và hợp tác. Bằng cách tiếp cận đa chiều cũng như tập trung vào việc tạo ra những nội dung chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người xem, ngành giải trí Việt có thể gia tăng sự hiện diện của mình trên bản đồ thế giới.
-
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương chốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
-
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt”
-
Hà Nội tạm dừng tất cả các dự án trụ sở chưa khởi công
-
Hình ảnh những "bông hồng" tập luyện chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành đại lễ 30/4 -
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới -
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Hải Phòng tổ chức 111 hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng -
Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng -
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc -
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu