-
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới -
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi -
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025
“Nóng bỏng” ngành y tế
Viettel là nhà mạng đầu tiên nhìn ra câu chuyện thị trường viễn thông đã bão hòa và không thể trông chờ việc tăng doanh thu vào dịch vụ thoại. Từ năm 2011, Viettel đã bắt đầu có những kế hoạch bước chân vào cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực khác. Năm 2013, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel (lúc đó đang là Phó tổng giám đốc) đã tuyên bố: “Viettel chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông, mà chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ”.
VNPT với lợi thế là nhà cung cấp viễn thông - công nghệ thông tin, cũng đã sớm nhìn ra câu chuyện bão hòa di động. Trùng hợp là lĩnh vực mà cả Viettel và VNPT, hai “đối thủ truyền kiếp”, cùng nhắm tới chính là mảng y tế.
VNPT đã “bắt tay” với Bộ Y tế từ đầu năm 2009 để cung cấp một số dịch vụ qua hạ tầng Internet như hỗ trợ cung cấp dịch vụ Video Conference, dịch vụ MEGA VNN cho các bệnh viện, các viện, trường đại học y, trung cấp y trên toàn quốc. Năm 2012, VNPT đã hợp tác toàn diện với Bộ Y tế, cung cấp bộ giải pháp gồm: phần mềm quản lý khám chữa bệnh (VNPT - HIS) và phần mềm quản lý y tế cơ sở, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ của Bộ Y tế. VNPT - HIS đã được triển khai tại nhiều bệnh viện tỉnh, thành phố như Tiền Giang, TP.HCM, các tỉnh phía Bắc.
Cả VNPT và Viettel đã thử nghiệm cung cấp phần mềm quản lý y tế cơ sở, khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế tại 5 tỉnh, thành phố. Riêng Viettel, tháng 12/2014, đã hợp tác với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để xây dựng hệ thống phục vụ công tác giám định và thanh toán bảo hiểm y tế.
Viettel tham vọng lớn
Trong các đại gia viễn thông thì Viettel là đơn vị mở rộng ra nhiều lĩnh vực nhất. Ngoài lĩnh vực y tế nêu trên, Viettel hiện đang bắt tay với ngành điện để triển khai giải pháp thu thập dữ liệu công tơ điện tử dựa trên hạ tầng viễn thông. Bằng công tơ điện tử ngành điện đã trang bị cho khách hàng hoặc các trạm biến thế, Viettel trang bị modem 3G/GPRS gắn vào công tơ điện tử giúp đọc dữ liệu công tơ trực tuyến 24/24 giờ và truyền về máy chủ trung tâm để quản lý và khai thác. Hiện tại, Viettel đang thử nghiệm dịch vụ này tại Hà Nội và TP.HCM, sau đó nhiều khả năng sẽ mở rộng ra toàn quốc.
Viettel còn cung cấp Hệ thống thông quan điện tử đối với tàu biển xuất nhập cảnh (e-Manifest) cho ngành hải quan. Hệ thống này được thử nghiệm từ tháng 1/2012 tại 9 chi cục hải quan tỉnh, thành phố; Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc cho Văn phòng Chính phủ, Hệ thống cung cấp bộ sản phẩm quản lý nhà trường (SMAS), Hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến trên nền tảng 3G cho Vinamilk…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel từng nhiều lần cho biết, Viettel sẽ là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam kết hợp “3 trong 1”: công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị thông minh (smart device). Với việc sở hữu hơn 54 triệu thuê bao di động, hơn 60.000 tủ phát sóng 2G và 3G, gần 200.000 km cáp quang, đã quang hóa gần 100% số xã trên cả nước… Viettel đang tấn công mạnh mẽ vào việc cung cấp dịch vụ cho khoảng 50 triệu người dân trong khắp các lĩnh vực đời sống xã hội.
MobiFone mon men cung cấp dịch vụ
Là doanh nghiệp chậm chân nhất, MobiFone lựa chọn mảng du lịch, một lĩnh vực không tồi để hợp tác mang lại lợi nhuận trên nền tảng tài nguyên của MobiFone là 40 triệu thuê bao di động. Cuối tháng 6/2015, MobiFone đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) vận hành Cổng thông tin về du lịch Halo Vietnam. Cổng này cung cấp thông tin về các điểm đến, ẩm thực, khách sạn, nhà hàng, giải trí... trên khắp Việt Nam. Halo Vietnam cho phép khách hàng thực hiện việc đánh giá điểm đến du lịch, tham gia góp ý cho môi trường du lịch Việt Nam để cải thiện chất lượng dịch vụ. Trong tương lai, khách hàng có thể đặt chỗ và đăng ký trực tuyến các dịch vụ du lịch thông qua cổng thông tin du lịch Halo Vietnam.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết, hàng năm, Việt Nam đón hàng chục triệu khách du lịch quốc tế, rất nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ Roaming của MobiFone. MobiFone hy vọng sẽ cung cấp dịch vụ du lịch chính xác, thuận tiện, hữu ích cho khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới thông qua Cổng du lịch Halo Vietnam. Lãnh đạo MobiFone cho hay, sau sự hợp tác này, MobiFone sẽ xem xét mở rộng hợp tác ở một số lĩnh vực khác.
Có thể thấy, cuộc cạnh tranh của các nhà mạng như Viettel, VNPT, MobiFone sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều khi trọng tâm cuộc cạnh tranh không nằm ở lĩnh vực di động, mà mở rộng sang khắp các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đó cũng là xu hướng tất yếu khi mà thị trường viễn thông Việt Nam đã bão hòa và nguồn thu từ thoại đã không thể tăng trưởng.
-
Samsung đột phá với màn hình cuộn OLED đầu tiên dành cho Laptop -
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
AI tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng -
Samsung sắp tung smartphone gập ba giới hạn chỉ 300.000 chiếc -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi -
30 doanh nghiệp đăng ký thuê văn phòng tại Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng -
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500