-
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Giá cao, độ phủ hạn chế là rào cản lớn nhất trong phát triển tiêu dùng xanh -
Việt Nam đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn Halal để thâm nhập thị trường Hồi giáo -
Doanh nghiệp cá ngừ và ngư dân đối mặt nhiều khó khăn mùa cuối năm -
Chủ tịch VECOM: Hàng giá rẻ sẽ khó tồn tại lâu dài -
Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 9 tỷ USD
Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình OCOP tại Việt Nam đã tạo ra hơn 14.000 sản phẩm từ gần 8.000 đơn vị, dần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng miền và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Đây là thời điểm cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn, khẳng định những giá trị văn hóa Việt Nam qua từng sản phẩm OCOP để hướng đến thị trường xuất khẩu.
VIETNAM OCOPEX hội tụ các sản phẩm OCOP tiêu biểu từ hơn 38 tỉnh, thành, với hơn 250 gian hàng từ 230 doanh nghiệp, hợp tác xã. Sự kiện được tổ chức tại một không gian hiện đại, sang trọng và đầy cảm xúc, mang lại cho các đơn vị OCOP cơ hội trải nghiệm những giá trị mới, trong một môi trường đổi mới và đầy thử thách.
Bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương phát biểu tại lễ khai mạc. |
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều bản sắc với các sản phẩm đặc sản, sản vật và làng nghề truyền thống, mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Đó là những sản phẩm thể hiện giá trị, tinh hoa văn hóa Việt Nam qua từng câu chuyện sản phẩm, ở đó thể hiện những khát vọng, hình ảnh của người nông dân gắn với từng miền quê Việt Nam.
“Nhìn một cách tổng thể, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều dư địa phát triển, nhiều yêu cầu cần hoàn thiện”, bà Thắng nhấn mạnh.
Để có thể vươn xa hơn vào thị trường quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, sản phẩm OCOP cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.
Các đại biểu cắt băng khai mạc sự kiện. |
Bên cạnh những yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, năng lực và sự chủ động thương mại, các yêu cầu để tham gia vào chuỗi phân phối, các chủ thể OCOP cần linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và thiết kế sản phẩm, đó là câu chuyện về bao bì, cách đóng gói phù hợp với từng đối tượng khách hàng và yêu cầu của thị trường.
“Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm mà mua “câu chuyện tạo ra sản phẩm”, câu chuyện càng đặc biệt thì giá cả càng khác biệt, càng dễ truyền thông và quảng bá sản phẩm đến thị trường. Vì thế, câu chuyện cần phải được xây dựng bằng các giá trị khác biệt về văn hóa, tri thức bản địa, phải được thể hiện trên bao bì, nhãn mác…”, Thứ trưởng Bộ Công thương nói.
Cũng tại buổi lễ, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam bày tỏ: “Được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã chủ động triển khai đồng bộ, rộng khắp trở thành một trong những giải pháp ưu tiên phát triển của khu vực kinh tế tập thể Hợp tác xã gắn với việc thực hiện tiêu chí số 13 - Tiêu chí sản xuất, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.
Theo bà Vân, hiện cả nước đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó 72,1% sản phẩm 3 sao, 25,8% sản phẩm 4 sao, 2,1% sản phẩm 5 sao và tiềm năng 5 sao). Trong số hơn 7.800 chủ thể OCOP, có 32,8% là hợp tác xã, 5,9% là tổ hợp tác. (số chủ thể còn lại là 22,7% là doanh nghiệp nhỏ, 38,6% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh).
Đặc biệt, đã có gần 2.500 hợp tác xã có sản phẩm OCOP, từng bước chuyển đổi hoạt động, thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, gắn với việc xây dựng sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn, bao bì, nhãn mác và thương hiệu của riêng hợp tác xã.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo các đơn vị tham quan gian hàng. |
Bày tỏ sự phấn khởi khi là một trong số những chủ thể OCOP có gian hàng tại sự kiện ngày hôm nay, đại diện Công ty sản xuất Mắm Lê Gia (Thanh Hóa) cho biết: "Đối với chúng tôi, chất lượng luôn là yếu tố quan trọng nhất, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến quá trình ủ chượp truyền thống kéo dài nhiều năm. Nước mắm Lê Gia mang trong mình hương vị đậm đà, tự nhiên. Là đơn vị đạt chứng nhận OCOP 5 sao, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình trong việc lan tỏa cùng cộng đồng địa phương, cộng hưởng với du lịch biển thêm một điểm đến, tạo công ăn việc làm và giữ gìn bản sắc nghề truyền thống".
Việc tham gia Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 sẽ mở ra cơ hội cho chủ thể OCOP tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gặp gỡ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại triển lãm sẽ hỗ trợ chủ thể OCOP trong việc đổi mới tư duy sản xuất và tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững
"Với tinh thần đổi mới sáng tạo, tôi tin tưởng rằng, các chủ thể OCOP sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu và từng bước chinh phục những thị trường khó tính nhất trên thế giới, khẳng định sản phẩm truyền thống của Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài cả về chất lượng lẫn mẫu mã.", Thứ trưởng Phan Thị Thắng thẳng thắn.
- Lễ khai mạc triển lãm các sản phẩm OCOP (31/10/2024);
- Khu gian hàng Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (từ ngày 30/10 - 4/11/2024). Giao thương kết nối doanh nghiệp tại khu trưng bày trong suốt thời gian triển lãm;
- Tọa đàm "Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài" diễn ra ngày (1/11/2024).
-
Đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững -
Doanh nghiệp cá ngừ và ngư dân đối mặt nhiều khó khăn mùa cuối năm -
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đến thị trường điện tử Việt Nam -
Một thị trường trong ASEAN chi gần 2 tỷ USD mua gạo Việt Nam -
Chủ tịch VECOM: Hàng giá rẻ sẽ khó tồn tại lâu dài -
Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 9 tỷ USD -
Kinh doanh điều thô nhập khẩu từ châu Phi, nhiều doanh nghiệp vướng vòng lao lý
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo