Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng của “Tứ giác” kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thanh Hóa
Phương Liên - 17/03/2020 22:07
 
Đây là mục tiêu của Dự thảo Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa trình bày tại Hội thảo do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 16/3/2020.
TIN LIÊN QUAN
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Dự thảo đề án đề xuất 4 quan điểm phát triển: Phát triển Thanh Hóa là khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước, trở thành địa phương giữ vai trò bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia, đáp ứng cho phát triển kinh tế và quốc phòng; Phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh của tỉnh, đồng thời phát triển kinh tế theo 5 trụ cột để sớm đưa Thanh Hóa đạt được các mục tiêu trở thành “Một tỉnh kiểu mẫu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn; Phát triển để Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng của “Tứ giác” kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thanh Hóa.

Trên cơ sở các quan điểm phát triển trên, mục tiêu đến năm 2025, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh trọng điểm về phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp, lọc hóa dầu và luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, cung cấp cho thị trường nội tỉnh và cả nước. GDP bình quân đầu người của Thanh Hóa đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước. Đến năm 2030, xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ du lịch và logistics, cầu nối giao thương kinh tế, văn hóa giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc, vùng Thủ đô với các khu vực Bắc Trung bộ, giao thương kinh tế giữa các tỉnh Thượng Lào và Đông Bắc Thái Lan với thị trường quốc tế, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, là một cực tăng trưởng của “Tứ giác” kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thanh Hóa. Đến năm 2045, Thanh Hóa là một trung tâm kinh tế, xã hội lớn, có công nghiệp phát triển, hiện đại, thông minh, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ tiên tiến, là tỉnh phát triển toàn diện, tỉnh “Kiểu mẫu” của cả nước.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp ý về sự cần thiết phải xây dựng đề án, trong đó cần nêu rõ tầm quan trọng của tỉnh Thanh Hoá đối với phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Góp ý bổ sung, hoàn thiện quan điểm và mục tiêu phát triển mà dự thảo đề án đã xây dựng. Đồng thời, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ xem xét, xây dựng, trình Quốc hội.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nội dung quan trọng thể hiện quan điểm, mục tiêu phát triển, định vị vai trò, vị trí của tỉnh Thanh Hóa trong tương quan phát triển của khu vực và cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Đồng thời, là cơ sở đóng góp để Trung ương xây dựng nội dung, ban hành Nghị quyết. Đồng chí đề nghị các sở, ngành cần bám sát đề cương, kết quả đạt được trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, so sánh với các tỉnh kết nối trong “Tứ giác” phát triển: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thanh Hóa, qua đó thể hiện vai trò, vị trí của tỉnh Thanh Hóa trong sự phát triển của khu vực. Đề án xây dựng theo quan điểm phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh. Chuyển đổi mạnh mẽ từ chiều rộng sang chiều sâu. Xây dựng các cơ chế đặc thù có tính chất đột phá... Việc xây dựng cơ chế, chính sách phải vừa có định tính, vừa có định lượng, vừa cụ thể lại vừa khái quát. Trong đó tập trung vào thể chế và kết cấu hạ tầng. Đối với đề xuất về thể chế, đồng chí nhấn mạnh, cần xác định vị trí của Khu Kinh tế Nghi Sơn nâng từ trọng điểm khu Bắc Trung bộ thành trọng điểm của cả nước. 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng nhận định dự thảo đề án có tính đánh giá khái quát chưa cao. Bởi đây là đề án khó lại được thực hiện trong thời gian ngắn. Do vậy, để hoàn chỉnh làm cơ sở cung cấp số liệu cho Trung ương, đồng chí giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Cục Thống kê chuẩn bị hệ thống số liệu phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện đề án, từ đó thể hiện vị thế của Thanh Hóa trong sự phát triển chung, cũng như sự ảnh hưởng của tỉnh trong quá trình phát triển của cả nước trong tương lai. 

Đồng chí Chủ tịch cũng yêu cầu đơn vị soạn thảo cần tập trung xây dựng các nhóm giải pháp, như: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi thu hút đầu tư; Huy động nguồn lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, hệ thống chính trị, Xây dựng đề xuất một số cơ chế, chính sách, bao gồm: Xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành khu kinh tế mở, hỗ trợ đầu tư các hạ tầng thiết yếu, các công trình trọng điểm, tăng thu, tăng hạn mức dư nợ để đầu tư giải quyết các công việc trọng điểm, tăng định mức chi; Đề nghị các bộ, ngành ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, cơ chế hỗ trợ di dân, có cơ chế đầu tư để khai thác, phát triển kinh tế vùng thượng Lào.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nội dung quan trọng thể hiện quan điểm, mục tiêu phát triển, định vị vai trò, vị trí của tỉnh Thanh Hóa trong tương quan phát triển của khu vực và cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư