-
Fed giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm -
Fed "chốt" cắt giảm 0,5% lãi suất -
Fed họp lãi suất: Giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vẫn bí ẩn, khó đoán -
Sức bền của thị trường M&A: Nguồn tiền mặt dồi dào sẽ là động lực -
Start-up trí tuệ nhân tạo do Nvidia hậu thuẫn trở thành "kỳ lân" sau hơn 1 năm -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối
Trong quý II, xuất khẩu của Đức giảm 0,2%, còn nhập khẩu hoàn toàn đình trệ. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn báo cáo của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 27/8 cho thấy trong quý II/2024, kinh tế Đức đã suy giảm 0,1% so với quý trước đó.
Như vậy, sau khi tăng nhẹ trong quý đầu năm, nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại hạ nhiệt trở lại. Đầu tư vào thiết bị, đặc biệt là máy móc, công cụ và phương tiện vận chuyển đã giảm 4,1% - nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm. Tiêu dùng hộ gia đình cũng giảm 0,2% so với quý trước đó.
Nền kinh tế dường như vẫn còn nhiều bất ổn khiến các khoản đầu tư bị trì hoãn. Kết quả khảo sát 9.000 nhà quản lý của Viện Ifo Munich công bố cho thấy chỉ số môi trường kinh doanh trong tháng 8 đã giảm 0,4 điểm xuống 86,6 điểm, tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Chủ tịch Viện Ifo, Clemens Fuest, cho rằng kinh tế Đức ngày càng rơi vào khủng hoảng.
Lòng tin kinh doanh cũng xấu đi rõ rệt, đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Môi trường kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ cũng suy giảm. Hoạt động thương mại tăng nhẹ sau hai quý giảm liên tiếp.
Sự yếu kém của ngành công nghiệp còn do xuất khẩu - trụ cột nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện. Trong quý II, xuất khẩu giảm 0,2% còn nhập khẩu hoàn toàn đình trệ. Xét theo lĩnh vực, ngành xây dựng phát triển yếu nhất trong cùng kỳ.
So với các nền kinh tế khác, Đức tiếp tục tụt lại phía sau. Ông Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng của ING, giải thích: “Với mức tăng trưởng đáng thất vọng trong quý II và hầu hết các chỉ số tâm lý đều đi xuống, nền kinh tế Đức hiện đang trở lại tình trạng trì trệ như một năm trước và là nền kinh tế tăng trưởng kém nhất trong Eurozone”.
Trong quý II, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn Liên minh châu Âu (EU) tăng 0,3%. GDP của Tây Ban Nha tăng 0,8%, Pháp là 0,3% và Italy là 0,2%. Trong khi đó, GDP của Mỹ tăng 0,7%.
Với những diễn biến trong quý II, hiện có rất ít hy vọng về sự phát triển kinh tế nói chung trong cả năm 2024. Các chuyên gia tại Ngân hàng phát triển KfW đang kỳ vọng kinh tế Đức sẽ tăng trưởng trở lại trong quý III.
Tuy nhiên, họ chỉ kỳ vọng mức tăng GDP 0,1% trong cả năm 2024 và 1% cho năm 2025. Trong khi đó, Chính phủ Đức dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 0,3% trong năm nay.
-
Fed họp lãi suất: Giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vẫn bí ẩn, khó đoán -
Sức bền của thị trường M&A: Nguồn tiền mặt dồi dào sẽ là động lực -
Start-up trí tuệ nhân tạo do Nvidia hậu thuẫn trở thành "kỳ lân" sau hơn 1 năm -
Chờ Fed hạ lãi suất: Chứng khoán Mỹ ngắm mốc kỷ lục, thị trường châu Á im ắng -
Quyết định lãi suất của Fed và tác động đến kinh tế toàn cầu -
Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng tới 8% trong những năm tới -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi