
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
![]() |
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Đức ở Berlin. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 21/3/2025, đại diện 12 bang (với 53 phiếu bầu) đã nhất trí ủng hộ luật sửa đổi Luật Cơ bản; trong khi bốn bang còn lại gồm Brandenburg, Rhineland-Palatinate (Rheinland-Pfalz), Saxony-Anhalt (Sachsen-Anhalt) và Thuringia (Thüringen) bỏ phiếu trắng (16 phiếu).
Như vậy, số phiếu ủng hộ là 54/69 đã vượt quá tỷ lệ 2/3 số phiếu cần thiết.
Do đó, đề xuất của liên đảng Dân chủ Cơ đốc giáo/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU), đảng Dân chủ xã hội (SPD) và đảng Xanh về việc không thực hiện biện pháp hạn chế nợ đối với phần lớn các khoản chi tiêu cho quốc phòng và an ninh, cũng như thiết lập một quỹ đặc biệt trị giá 500 tỷ euro dành cho cơ sở hạ tầng và bảo vệ khí hậu, đã được cả Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang Đức chấp thuận.
Theo Thủ hiến bang Baden-Württemberg Winfried Kretschmann, quyết định cải cách Luật Cơ bản "không gì khác ngoài sự tự khẳng định của châu Âu về mặt chính sách an ninh, kinh tế và công nghệ."
Quyết định này cũng khẳng định các giá trị của hòa bình, tự do và dân chủ. Không thể ứng phó với những thách thức khác thường như vậy bằng những biện pháp thông thường.
Bà Manuela Schwesig, Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern, nhấn mạnh rằng ngoài lĩnh vực quốc phòng và an ninh, nước Đức cũng phải đầu tư cho kinh tế và giáo dục.
Đây cũng là vấn đề công lý giữa các thế hệ. Không nên để thế hệ trẻ phải gánh chịu các khoản nợ liên quan tới cơ sở hạ tầng, trong khi đường sắt và trường học lại xuống cấp.
Với việc Luật Cơ bản được cải cách, trong tương lai, các khoản chi tiêu cho quốc phòng và một số chính sách an ninh vượt quá 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ không còn theo quy định "phanh nợ" trong Luật cơ bản nữa.
Ngoài ra, một quỹ đặc biệt trị giá 500 tỷ euro để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các khoản đầu tư khác "nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045" cũng được thành lập.
Quỹ đặc biệt này sẽ có thời hạn là 12 năm, trong đó 100 tỷ euro sẽ được chuyển đến các bang và thành phố để những địa phương này có thể cấp vốn cho các dự án đầu tư, 100 tỷ euro khác sẽ được bổ sung vào Quỹ chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi (KTF).
Các khoản vay cho quỹ đặc biệt này cũng không theo quy định "phanh nợ." Ngoài ra, các bang còn được phép vay các khoản nợ mới với giới hạn không vượt quá 0,35% GDP của từng bang.
Theo quy định của Luật Cơ bản, luật sửa đổi vừa được Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang Đức thông qua vẫn phải được Tổng thống liên bang Frank-Walter Steinmeier phê chuẩn thì mới chính thức có hiệu lực.

-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược