Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Đứng sau VNpost, Viettelpost, GiaoHangNhanh bắt đầu kế hoạch vận chuyển xuyên biên giới
Anh Hoa - 31/08/2017 06:56
 
Thương mại xuyên biên giới là xu thế mới và quan trọng trong bán lẻ hiện đại tương lai. Giao Hàng Nhanh sẽ chuyển mình để giải bài toán đầy thách thức này.
Thương mại điện tử chiếm  tỷ trọng khá lớn trong đơn hàng của GHN.
Thương mại điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong đơn hàng của GHN.

GiaoHangNhanh (GHN) vừa kỉ niệm 5 năm có mặt trên thị trường logistics Việt Nam với nhiều con số ấn tượng.

Nằm trong top 3 sau VNpost, Viettelpost trong thị trường vận chuyển của TMDT, với hơn 8 triệu đơn hàng cùng 45 điểm gửi hàng và hơn 4000 nhân viên trong năm 2016. Mạng lưới phủ rộng khắp 700 quận huyện trên cả nước.

Năm nay, GHN dự kiến đạt hơn 1000 tỷ đồng với 27 triệu đơn hàng và 150 điểm gửi hàng. Hiện tại GHN vẫn đang theo đúng kế hoạch để đạt được con số này. Trong số hàng triệu đơn hàng mỗi ngày của GHN, TMĐT chiếm  tỷ trọng khá lớn trong đơn hàng của GHN.  

Trong năm nay, với dự án An Tâm 100%, GHN đang dần nâng cấp được chất lượng dịch vụ. Để tất cả khách hàng hoàn toàn an tâm sử dụng dịch vụ, từ ngày 1/7/2017, GHN chính thức áp dụng chính sách “Đền bù hư hỏng bất chấp lý do” đối với các hàng hoá không giữ được 100% nguyên vẹn khi giao đến tay người mua hàng hoặc hàng hóa bị hoàn về cho người bán. Giá trị đền bù sẽ được tính dựa trên tỷ lệ hư hỏng và giá trị khai giá của hàng hoá.

Tuy nhiên, để lấy thêm được thị phần và đáp ứng chiến lược tăng trưởng trong giai đoạn mới, GHN nhận thấy thương mại xuyên biên giới là xu thế mới và quan trọng trong bán lẻ hiện đại tương lai.

Tại Indonesia, 20% lượng giao dịch TMĐT là giao dịch xuyên biên giới, trong khi con số này tại Singapore là 60%. Trong tương lai một sản phẩm nước ngoài đến tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Và ngược lại, một sản phẩm từ Việt Nam bán cho nước khác cũng đơn giản hơn bao nhiêu hết.

Các doanh nghiệp logistics sẽ phải giải bài toán mới làm sao để hàng hóa từ vài trăm nghìn nhà kho nhỏ trên khắp thế giới phải được giao trực tiếp hoặc gián tiếp tới hàng triệu người tiêu dùng khắp Việt Nam.

Do đó, không chỉ giới hạn phạm vi ở Việt Nam, GHN sẽ bắt đầu khẳng định vị trí ở thị trường khu vực và quốc tế với các hoạt động vận chuyển xuyên biên giới. 

Theo ông Nguyễn Trần Thi, CEO Giao Hàng Nhanh (người mới thay thế ông Lương Duy Hoài), nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của các sàn thương mại điện tử, và các đơn vị bán hàng đa kênh (Online & Offline). GHN đang xây dựng giải pháp logistic trọn gói từ lưu trữ - xử lý – đóng gói – vận chuyển, mở rộng hệ thống kho bãi, gia tăng phương tiện vận chuyển và các điểm gửi hàng.

Cộng hưởng với giải pháp này, GHN cũng đang kết nối và xây dựng hệ thống cho mảng vận chuyển xuyên biên giới, cho đối tượng khách hàng kinh doanh trực tuyến, nhằm mang đến sự thuận tiện nhất cho các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Trung Quốc và Mỹ (đặc biệt các khách hàng bán hàng trên Amazon). Đây cũng là dấu mốc cho sự vươn mình của GHN ra thị trường quốc tế.

Mới đây, GHN có sự biến động lớn về nhân sự. Việc ông Lương Duy Hoài không còn là CEO của GHN Express và trở thành CEO của công ty mẹ Scommerce cũng khiến nhiều người lo ngại. Scommerce (GHN Holding group cũ) được thành lập nhằm hỗ trợ tích cực cho nhiều công ty con như hiện tại (GHN Express, Ahamove). Theo ông Thi, việc này nằm trong lộ trình kế hoạch phát triển của công ty. “Cơ cấu mới này sẽ phù hợp để nhiều người giỏi có thể tham gia và cống hiến hơn cho công ty chúng tôi”, ông Thi nói.

Giành thị phần nhờ bán lẻ đa kênh
Mô hình bán hàng đa kênh đang trở thành vũ khí mới trong cuộc chạy đua bảo vệ và mở rộng thị phần của các tên tuổi trên thị trường bán lẻ...
Bình luận bài viết này
  • Hồng 04:47 | 07-09-2019
    Mình không hiểu, các bạn làm mất uy tín với khách hàng. Tại sao các bạn không hề gọi điện cho khách và không đưa hàng đến tại nhà mà nói khách đổi ý không nhận trong khi khách đang đợi hàng. Mình không còn tin tưởng Giao Hàng Nhanh nữa, thất vọng.
Xem thêm trên Báo Đầu Tư