Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Duy nhất 1 hồ sơ thuộc lĩnh vực môi trường lọt vào vòng chung khảo cuộc thi sáng chế 2018
PV - 20/04/2019 21:14
 
Cuộc thi sáng chế 2018, hội đồng chấm thi đã chọn ra được 10 giải pháp thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hóa dược, y dược và có 1 hồ sơ duy nhất thuộc lĩnh vực môi trường lọt vào vòng chung khảo của tác giả Trần Kim Quy.

Cuộc thi sáng chế 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức, cuộc thi đã nhận được khá nhiều hồ sơ với những giải pháp sáng tạo chất lượng thuộc mọi lĩnh vực tham gia. Năm nay lĩnh vực môi trường đã có 1 hồ sơ lọt vào vòng chung khảo.

Với chủ đề “Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày” có mục đích khuyến khích các hoạt động sáng chế, sáng tạo nhằm tạo ra các công nghệ giải pháp kỹ thuật mới có tính ứng dụng rộng rãi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí để đáp ứng các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mọi công dân đang cư trú, sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam tạo ra giải pháp kỹ thuật là đối tượng được bảo hộ sáng chế thuộc mọi lĩnh vực kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… có thời điểm bộc lộ công khai lần đầu (ở trong nước hoặc ở nước ngoài) hoặc áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam sau ngày 31/5/2013 và chưa tham dự Cuộc thi sáng chế do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức năm 2013, 2014 đều có quyền đăng ký tham dự Cuộc thi.

.
“Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt”. Đây là giải pháp tạo được khá nhiều sự quan tâm từ Hội đồng chấm thi trong lĩnh vực môi trường.

Cuộc thi năm nay Hội đồng chấm thi đã chọn ra được 10 giải pháp thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hóa dược, y dược và môi trường lọt vào vòng chung khảo. Trong đó lĩnh vực môi trường có 1 hồ sơ duy nhất lọt vào vòng chung khảo với giải pháp của tác giả Trần Kim Quy tai thành phố Hồ Chí Minh, “Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt”. Đây là giải pháp tạo được khá nhiều sự quan tâm từ Hội đồng chấm thi trong lĩnh vực môi trường.

Theo tiêu chí của cuộc thi, về tính mới, tính ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày thì giải pháp này đã đựa ra được; phân hữu cơ được chế biến từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như phân trấp, phân gia súc gia cầm, bùn cống hầm cầu… Tuy nhiên các lượng này rất nhỏ không thể đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chỉ có chất thải sinh hoạt đô thị và nông thôn với số lượng lớn và ngày càng tăng mới đủ để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh đáp ứng được yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững do Nhà nước đề ra.

Giải pháp kỹ thuật dự thi sử dụng các rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ.  Mặt khác các chủng vi sinh vật dùng để nhân giống, lên men sản xuất ra các chế phẩm vi sinh đều được phân lập tuyển chọn trong đất, các loại hóa chất, vật tư khác đề có sẵn trong nước nên giải pháp kỹ thuật hoàn thành có tính khả thi và tính ổn định cao trong điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta.

Đặc biệt toàn bộ dây chuyền thiết bị sản xuất đều có thể chế tạo hoặc mua trong nước và giá cả chỉ bằng khoảng 1/10 giá thiết bị nhập nên vốn đầu tư xây dựng nhà máy không cao, xét về mặt chi phí thì khá tiết kiệm so với các giải pháp khác. Và đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nhỏ và vừa đầu tư vào giải pháp này, góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững tại Việt Nam.

Cuộc thi sáng chế 2018 được phát động từ tháng 8/2018 đến 25/4/2019 thì sẽ diễn ra Lễ trao giải cuộc thi tại Trường quay S14, Đài truyền hình Việt Nam (43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội), chương trình truyền hình trực tiếp lúc 20h30 đến 21h30 trên kênh VTV2.

Cuộc thi sáng chế 2018: Hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực điện tử
Những ý tưởng sáng tạo đang dần được hiện thực hóa trong cuộc thi sáng chế 2018 với chủ đề “Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư