-
Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gỡ khó về xác định giá đất -
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng
Sáng ngày 7/9, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Tây Nguyên.
Báo cáo tổng kết cho thấy, sau 10 năm thực hiện Chương trình khu vực DHNTB và Tây Nguyên có 604/1.424 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 378/825 xã; Vùng Tây Nguyên có 226/599 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới… Dù có chuyển biến tích cực, nhưng so với bình quân chung cả nước, cả 2 vùng và riêng từng vùng đều có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp hơn bình quân cả nước, chỉ cao hơn duy nhất vùng miền núi phía Bắc. Điều đó cho thấy, vùng DHNTB và Tây Nguyên vẫn đang là vùng trũng về xây dựng nông thôn mới của cả nước.
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình từ 2010-2019 của vùng vùng DHNTB và Tây nguyên khoảng 364.585 tỷ đồng (khoảng 17,23% so với cả nước). Cụ thể trong giai đoạn 2010-2015 vùng DHNTB và Tây nguyên đã huy động được khoảng 156.831 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình; Giai đoạn 2016-2019 Vùng DHNTB và Tây nguyên đã huy động được khoảng 207.754 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình…
Các địa phương DHNTB và Tây Nguyên trưng bày những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng bên lề Hội nghị. |
Nhờ được đầu tư và thực hiện quyết liệt, Chương trình đã giúp nâng cao đời sống người dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 khu vực nông thôn của các tỉnh vùng DHNTB đạt khoảng 27,87 triệu đồng/người; vùng Tây Nguyên đạt khoảng 30,45 triệu đồng/người. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được các địa phương chú trọng ưu tiên nguồn lực đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh khi cả 2 vùng có khoảng 11.000 km đường giao thông nông thôn được xây dựng mới bằng bê tông hoặc nhựa hóa; 100% số xã có điện lưới quốc gia và trên 99% số thôn, bản có điện; Trường học các cấp và nhà văn hoá cơ sở được chú trọng đầu tư và nâng cấp …
Gian hàng trưng bày những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Tỉnh Ninh Thuận. |
Tuy nhiên, theo đánh giá dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng DHNTB và Tây Nguyên còn khoảng cách chênh lệch khá lớn so với các vùng, miền và thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Hai vùng vẫn còn 27 huyện trên địa bàn 9 tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; vùng Tây Nguyên, còn một số tỉnh có tỷ lệ số xã đạt chuẩn dưới 30% như Đắk Lắk, Đắk Nông và dưới 20% như Kon Tum…
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định,Chương trình NTM của 13 tỉnh DHNTB và Tây Nguyên được đầu tư và phát triển toàn diện, mang đời sống cao cho người dân. Khu vực đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, bản sắc văn hoá được giữ gìn và phát huy.
Ông Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị. |
“Phải khẳng định là thế và lực của vùng DHNTB và Tây Nguyên giờ rất khác, trở thành vùng phát triển năng động của đất nước. Nếu như xuất phát điểm thực hiện Chương trình NTM của vùng rất thấp thì nay đã phát triển rất toàn diện. Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tế rằng, khu vực này còn phát triển dưới tiềm năng, khi nhiều chỉ tiêu về NTM, số xã đạt chuẩn NTM còn thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước, trong khi tiềm năng về diện tích, tài nguyên thiên nhiên lại rất lớn. Vùng DHNTB và Tây Nguyên cần phải xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thế mạnh, là dư địa phát triển, từ đó nâng cao hơn nữa đời sống người dân”, ông Cường phát biểu.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Vùng DHNTB và Tây Nguyên đặt mục tiêu, với cấp tỉnh thì có ít nhất 3/13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cấp huyện thì tất cả các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ít nhất 30% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tất cả các tỉnh vùng Tây Nguyên có ít nhất 20% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới …
-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững