-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Trungnam Group hoàn thành lắp đặt trụ gió cuối cùng Dự án điện gió Đông Hải 1 - Trà Vinh
Ngày 17/10/2021, CTCP điện Gió Trung Nam Trà Vinh 1 (Trungnam TraVinh1 WP), thành viên Trungnam Group hoàn thành công đoạn lắp đặt trụ gió cuối cùng của Dự án điện gió Đông Hải 1, Trà Vinh (Điện gió Trà Vinh V1-7).
Trong tháng 09/2021, Dự án điện gió Đông Hải 1 đã được Trungnam Trà Vinh 1 WP triển khai lắp đặt 25/25 trụ gió. Cột mốc lắp đặt trụ gió cuối cùng nhằm ghi nhận nỗ lực của đội ngũ kỹ sự công nhận đã liên tục "bám biển" thực hiện dự án trong suốt 10 tháng vừa qua. Dự án là minh chứng năng lực Trungnam Group khi triển khai thành công dự án điện gió trên biển đầu tiên, vượt qua được thử thách về thời gian và các yếu tố tự nhiên thiếu thuận lợi của khu vực Tây Nam Bộ.
Dự án điện gió Đông Hải 1 được đầu tư với tổng mức gần 5.000 tỷ đồng, tại vị trí biển V1-7, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Dự án đạt tổng công suất 100 MW, quy mô 25 trụ gió, mỗi trụ gió có công suất 04 MW. Thành công vận hành dự án điện gió Đông Hải 1 sẽ bổ sung khoảng 330 triệu kWh năng lượng xanh hàng năm, kết nối lưới điện quốc gia, giúp đa dạng nguồn phát và tiến dần đến khả năng cân đối nguồn với năng lượng hóa thạch, nhất là trong bối cảnh định hướng quốc tế cho tương lai "không phát thải carbon" (Zero Carbon).
Dự án được khởi động vào cuối quý IV/2020, sau hơn 10 tháng triển khai, Trungnam TraVinh1 WP đã vận chuyển gần 70.000 tấn thiết bị nguyên vật liệu trải qua quãng đường hơn 12.000 km để tập kết tại dự án.
Song song, xuyên suốt quá trình thi công, 1.100 kỹ sư công nhân trực tiếp thực hiện thi công trên 14 km cầu công tác giữa biển, sử dụng với hơn 18.000 tấn thép, đóng trực tiếp 115.000m cọc thép vào lòng biển để xây dựng móng cho các trụ gió.
Quá trình lắp đặt trụ gió cũng đòi hỏi dàn xe cơ giới cẩu trục với chiều cao 130 m và lực nâng hơn 1.200 tấn dể có thể hoàn chỉnh lắp ráp 75 cánh gió vào các trụ gió ở độ cao 105 m, tuy rằng việc chuẩn bị gặp rất nhiều khó khăn khi thời điểm dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 vào tháng 08/2021.
Biển Đông Hải, Trà Vinh chịu sự chi phối mạnh của chế độ bán nhật triều nên cao độ trung bình giữa đỉnh triều và chân triều có thể hơn 3.0 m. Từ đó, các công tác thi công móng trụ lẫn lắp đặt cánh gió - đòi hỏi sự chính xác – dễ dàng bị gián đoạn nếu thiếu các bước kế hoạch chi tiết về phương án và biện áp thi công phù hợp.
Bên cạnh thủy triều, các hạn chế về khí hậu và thủy văn khu vực cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án, nhất là khi đặc trưng vùng biển thường xuyên xảy ra gió chướng và sóng lừng.
Dự án điện gió Đông Hải là dự án điện gió biển đầu tiên của Trungnam Group, đối diện với các thách thức của tự nhiên. Đội ngũ công nhân kỹ sư của Trungnam Tra Vinh 1 WP đã chủ động học hỏi và đánh giá nhằm xác định được thời điểm ổn định phục vụ công tác thi công được thuận lợi nhất.
Ngoài việc tối ưu thời gian thực hiện, các bước thi công được đội ngũ kỹ sư lên kế hoạch chi tiết và đề xuất kịch bản các phương án xử lý kỹ thuật cụ thể để hạn chế các nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thi công, vì để an toàn lao động, các hoạt động thi công trên biển đều phải tuân theo điều kiện tự nhiên của Gió và Sóng.
Tuy là dự án điện gió biển đầu tiên của công ty, nhưng hoàn thành lắp đặt 25 trụ gió của dự án là bước thành công của Trungnam Group đối với thách thức hướng ra biển lớn, hoàn thành cam kết “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát huy phát triển kinh tế song hành. Dự án điện gió Đông Hải, Trà Vinh chính là thực tế cho định hướng bền vững với năng lượng tái tạo của Trungnam Group, và cũng là minh chứng rõ ràng cho khả năng thực thi của đội ngũ công nhân kỹ sư cho các dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn trong tương lai.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) là công ty chuyên hoạt động trong 4 lĩnh vực: năng lượng – hạ tầng xây dựng – bất động sản – công nghiệp thông tin điện tử. trải qua 17 năm hoạt động, Trungnam Group đã chứng minh uy tín và năng lực thông qua những dự án và công trình đảm bảo chất lượng, ấn tượng về mỹ quan. với phương châm ”đầu tư bền vững - xây dựng tương lai”, Trungnam Group luôn kiên định với những bước tiến vững chắc trên con đường khẳng định tên tuổi của mình.
Nhà đầu tư điện gió có nguy cơ trắng tay
Quy trình nghiệm thu, công nhận COD, rồi đóng điện, nhận tiền không xa lạ với các công trình lớn, nhưng lại khiến nhiều chủ đầu tư dự án điện gió rối bời vì không quen.
Rất nhiều chủ đầu tư than vãn và cho rằng, quy trình nghiệm thu và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra cho các dự án điện gió gần đây không khác gì đánh đố nhà đầu tư.
Đến thời điểm hiện tại, số dự án điện gió được công nhận COD còn rất thấp. Ảnh: Đức Thanh |
Theo lập luận của các nhà đầu tư, ngày 21/7/2021, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) có văn bản gửi các chủ đầu tư điện gió yêu cầu bổ sung văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng trong hồ sơ công nhận COD nhà máy điện gió là làm khó doanh nghiệp.
Cụ thể, EVNEPTC đề nghị bổ sung hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại “Văn bản chấp thuận của Bộ Công thương hoặc Sở Công thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng” và đây là một trong các điều kiện để công nhận ngày vận hành thương mại một phần/toàn bộ nhà máy điện gió.
Điều này, theo EVN, là để đảm bảo chặt chẽ trong công tác đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong thời gian tới.
Tuy nhiên, điều này khiến nhiều nhà đầu tư điện gió “đứng ngồi không yên”. Có nhà đầu tư cho hay, tại các dự án điện mặt trời trước đây, thời điểm công nhận COD được tính từ lúc hoàn thành thử nghiệm AGC, PQ và chạy tin cậy (72h). Còn thời điểm hiện nay, nếu chưa có văn bản thông báo kiểm tra của Bộ Công thương, thì ngày COD vẫn bỏ ngỏ.
“EVNEPTC muốn lấy ngày có văn bản của Bộ Công thương để xác định ngày COD của dự án. Nếu làm như vậy, cho dù có được chạy máy, thì toàn bộ sản lượng điện sau khi đã trừ các phần thử nghiệm trước đó đều sẽ không được tính tiền. Đây là điều bất hợp lý với doanh nghiệp”, nhà đầu tư này nhận xét.
Về phần mình, Bộ Công thương cho hay, sau khi nhận được Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình và đề nghị tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo sẽ thành lập Tổ kiểm tra để kiểm tra công tác nghiệm thu các hạng mục công trình, việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Danh mục hồ sơ, tài liệu chính phục vụ việc kiểm tra tại Phụ lục VIb ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP và các hồ sơ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tới ngày 7/10/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tiếp tục lưu ý chủ đầu tư dự án điện gió việc phải có văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Theo đó, dù tiến hành nghiệm thu một phần dự án cũng phải có đầy đủ các hồ sơ tương ứng cho phần này, trong đó có văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã tham gia các dự án quy mô lớn hay có vốn nhà nước trong ngành năng lượng đều cho hay, việc phải có cơ quan chức năng của nhà nước chấp thuận nghiệm thu thì dự án mới bắt đầu tính ngày COD là đương nhiên và không có gì mới mẻ. Có chăng là các nhà đầu tư điện gió đa phần là tư nhân lại chỉ nhìn vào quy trình COD của các dự án điện mặt trời để thực hiện và không có sự chuẩn bị sớm trong thời gian trước đó, nên đến giai đoạn này bị động về mặt thời gian, nhất là trong khoảng 1 tháng gần đây, nhiều dự án vướng giãn cách, hạn chế đi lại.
Với thực tế không kịp COD trước ngày 1/11/2021 thì không biết hồi sau sẽ ra sao, tiền đâu để trả vốn vay đã đầu tư, nên các chủ đầu tư đang đứng ngồi không yên.
“Theo Điều 8, Thông tư 02/2019/TT-BCT, công trình hoặc hạng mục công trình điện gió được đưa vào sử dụng sau khi đã được nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định hiện hành. Cơ quan chủ trì tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu là Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hoặc Sở Công thương theo thẩm quyền. Tuy nhiên, ở dự án điện mặt trời các loại, cơ quan quản lý nhà nước lại không có các quy định tương tự như vậy khi tiến hành nghiệm thu, công nhận COD để được vận hành và trả tiền. Vì vậy, EVN chỉ tuân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải tự ý đặt ra quy trình này”, một lãnh đạo của EVN nói với phóng viên Báo Đầu tư.
Ông T.T, nhà đầu tư dự án điện gió tại miền Tây Nam bộ mới được cấp COD cho hay, do dự án điện gió có khá nhiều công trình riêng biệt, từ trạm, công trình xây dựng, móng, hạ tầng và các trụ gió, nên việc nghiệm thu của chủ đầu tư cũng đã chủ động rải ra theo các giai đoạn. Như vậy, nếu văn bản của Hội đồng Kiểm tra nghiệm thu chậm thì việc công nhận COD cũng phải theo thời gian này.
Gần nhất, vào ngày 14/10, EVN cũng đã có văn bản hướng dẫn với các dự án chưa có “văn bản chấp thuận của Bộ Công thương hoặc Sở Công thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”.
Theo đó, EVN ủy quyền cho Công ty Mua bán điện đàm phán Hợp đồng sửa đổi bổ sung theo quy định, trong đó bổ sung cam kết của Bên bán điện. Bên bán điện cam kết tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến về việc bên Bán điện chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, Bên mua điện có quyền từ chối công nhận hoặc hủy bỏ công nhận ngày COD, ngừng mua điện và yêu cầu Bên bán điện hoàn trả toàn bộ tiền điện mà Bên mua điện đã thanh toán cho Bên bán điện tính từ ngày COD, bao gồm cả tiền lãi (nếu có).
Trong khi đó, Bên bán điện cam kết thực hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoàn trả cho Bên mua điện toàn bộ tiền điện mà Bên mua điện đã thanh toán, tính từ ngày COD, bao gồm cả tiền lãi (nếu có). Bên bán điện cam kết tuân thủ, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nếu xảy ra trường hợp nêu trên.
Đồng thời, EVN yêu cầu Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia chỉ đưa dự án nhà máy điện gió vào vận hành sau khi đã được công nhận COD và có “văn bản chấp thuận của Bộ Công thương hoặc Sở Công thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”.
Nói về văn bản mới nhất này của EVN, ông Nguyễn Bình, chuyên gia về năng lượng tái tạo cho biết, các nhà đầu tư đã thảo luận rất sôi nổi về hướng dẫn này, nhưng chốt lại là vẫn phải có biên bản nghiệm thu hoàn thiện công trình thì mới được nhận tiền.
“EVN cũng không thể làm khác được, bởi EVN là doanh nghiệp nhà nước, phải làm theo các quy định của các cơ quan chức năng đặt ra. Nếu làm không đúng thì phải đối mặt với cơ quan kiểm tra, giám sát, mà câu chuyện kiểm tra chuyên ngành của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với điện mặt trời mới đây là nhãn tiền”, ông Bình nói.
Hơn 461 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích Cố đô Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua 5 Dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh.
Tổng mức đầu tư các dự án hơn 461 tỷ đồng. Trong đó, dự án Bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh thành Huế có tổng mức đầu tư là 60,582 tỷ đồng; dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích Lăng vua Thiệu Trị có tổng mức đầu tư 60,584 tỷ đồng; dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích Lăng vua Tự Đức có tổng mức đầu tư là 99,823 tỷ đồng; dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao có tổng mức đầu tư là 40,382 tỷ đồng; Dự án Bảo tồn, tu bổ Điện Cần Chánh có tổng mức đầu tư là 199,943 tỷ đồng.
Xung Khiêm Tạ, thuộc di tích Lăng vua Tự Đức. |
Theo Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, các di tích nói trên là những di tích tiêu biểu nằm trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong đó, Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế; Lăng vua Tự Đức, vua Thiệu Trị đều là những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan của kiến trúc truyền thống Huế; Đàn Nam Giao là nơi các vua triều Nguyễn làm lễ tế trời hàng năm; Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng sớm nhất trong Hoàng Thành, nơi hoàng đế thiết triều, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn
Cũng theo Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, hiện các di tích nói trên đều đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; hoặc đang được tu bổ bảo tồn nhưng chưa hoàn thiện tổng thể do thiếu kinh phí, vì vậy việc thực hiện bảo tồn, tu bổ trong thời điểm này là rất cần thiết.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là những dự án có tính chất đặc biệt, do vậy, quy trình lập các thủ tục đầu tư dự án sẽ thực hiện nhiều bước theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Di sản văn hóa.
“UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý liên quan, tập trung nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tham vấn ý kiến của các chuyên gia về mặt kiến trúc, mỹ thuật, khảo cổ... trong quá trình lập dự án trước khi triển khai thực hiện”, ông Phương thông tin.
TP.HCM đề xuất 15.900 tỷ đồng xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP.HCM khóa X, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã đọc tờ trình của UBND TP.HCM đề nghị xem xét thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).
Theo ông Lê Hòa Bình, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND TP.HCM làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc này.
UBND Thành phố đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông lập, trình thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, UBND TP.HCM báo cáo về đề nghị HĐND TP.HCM xem xét, đồng thuận đề xuất thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giảm tải cho quốc lộ 22. Đây sẽ là tuyến giao thông xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.
Dự án nằm trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Tây Ninh, bắt đầu từ đường vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi, tuyến đi song song với quốc lộ 22 hiện hữu. Đoạn cuối kết nối vào quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu Mộc Bài.
Theo quy hoạch, địa điểm bắt đầu của tuyến đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài là từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi. Tuyến cao tốc này đi song song với Quốc lộ 22 hiện hữu. Điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Tuyến đường có 8 làn xe, đoạn còn lại trên địa phận tỉnh Tây Ninh có 6 làn xe. Chiều dài toàn tuyến cao tốc là 50km, trong đó, đoạn qua TPHCM dài 23,7km.
Phương thức đầu tư theo đối tác công tư (hợp đồng BOT). Theo đó, nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT, nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của TP.HCM và tỉnh Tây Ninh.
Dự kiến tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 15.900 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 5.417 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư và chi phí khác là 1.836 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư là 7.433 tỷ đồng (trên địa bàn TP.HCM khoảng 5.901 tỷ đồng, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.532 tỷ đồng); chi phí dự phòng là 1.214 tỷ đồng.
Nếu tờ trình của UBND TP.HCM được thông qua, dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ tăng vốn đầu tư giai đoạn 1 từ 10.700 tỷ đồng lên đến 15.900 tỷ đồng sau hơn 3 năm có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, cuối năm 2018, khi Ban Quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ) trình Bộ Giao thông - Vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, tổng mức đầu tư toàn tuyến giai đoạn 1 là 10.700 tỷ đồng.
Cuối 2019, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai dự án, dự kiến cuối năm 2019, các cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho HĐND hai tỉnh, thành thông qua những vấn đề liên quan đến việc triển khai, tháng 9/2020 lập, thẩm định, phê duyệt dự án… cố gắng đến tháng 3/2021 bắt đầu tổ chức thi công để dự án hoàn thành vào dịp 30/4/2025, góp phần chào mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể khởi công.
Đồng Tháp đầu tư tuyến đê bao, kè chống sạt lở sông Tiền, TP.Cao Lãnh
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Quyết định số 942/QĐ-UBND.HC phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt lở, xây dựng hệ thống cống dọc sông Tiền, TP. Cao Lãnh (giai đoạn 2).
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, ngăn nước lũ dâng cao gây ngập lụt, xói lở bờ sông, bảo vệ dân cư đô thị; bảo vệ nhà cửa, tính mạng và tài sản của người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khác và các vùng sản xuất nông nghiệp, đô thị của TP. Cao Lãnh.
Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Tháp online |
Đồng thời, sử dụng hệ thống đê bao TP. Cao Lãnh kết hợp làm đường giao thông để cứu nạn và kết nối thông suốt hệ thống giao thông quốc gia phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; khai thác điều kiện thuận lợi sông nước để giúp TP. Cao Lãnh sớm trở thành đô thị phát triển bền vững ven sông Mê Kông.
Dự án tổng chiều dài khoảng 7,4 km (nối tiếp với tuyến đê bao đã được nâng cấp trong giai đoạn 1, điểm đầu từ chân cầu Cao Lãnh thuộc Phường 6, TP. Cao Lãnh đến nút giao với Quốc lộ 30 thuộc thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh).
Các hạng mục đầu tư của Dự án gồm: Nâng cấp tuyến đê bao ngăn lũ, chống xâm nhập mặn kết hợp đường giao thông, với chiều rộng mặt đê 9 m (chiều rộng phần xe chạy 7 m, chiều rộng phần lề đất 2 m), mái đê: m=2; hệ thống thoát nước và hệ thống chiếu sáng được bố trí dọc theo đường (đoạn qua khu dân cư); xây dựng cầu Doi Me (qua sông Ông Bầu) có tải trọng thiết kế HL93, chiều rộng mặt cầu 10 m (9 m+0,5 m x 2), nhịp 9 x 33 m; và hệ thống cống ngang đường gồm 04 cống hở, 05 cống ngầm, được bố trí tại các vị trí kênh, rạch, khe tụ thủy mà tuyến đê đi qua.
Phạm vi bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án rộng khoảng từ 22 m đến 29 m (trước mắt đầu tư mặt đê phần xe chạy rộng 7 m, tương lai sẽ nâng cấp, mở rộng mặt đường xe chạy lên 14 m, do đó thực hiện luôn phần giải phóng mặt bằng dự kiến sẽ mở rộng).
Dự án có tổng mức đầu tư 795,896 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 là 570 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 225,896 tỷ đồng.
Về tiến độ thực hiện dự án: Năm 2021: Công tác chuẩn bị đầu tư; năm 2022-2025: Triển khai thi công, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án.
UBND tỉnh Đồng Tháp giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp (đơn vị quản lý dự án) chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan. Lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục đầu tư, thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Giang đầu tư cầu Như Nguyệt bằng vốn địa phương
Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn số 1390/TTg – CN về việc đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt trên tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; giao Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang để đảm bảo việc đầu tư phù hợp với quy hoạch, đáp ứng tiến độ, chất lượng, đúng quy định của pháp luật.
Vị trí cầu Như Nguyệt (Ảnh: Tuấn Phùng TT). |
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm triển khai Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, an toàn công trình, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Sau khi Dự án mở rộng cầu Như Nguyệt hoàn thành, đưa vào khai thác, Bộ GTVT (với trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng dự án) có trách nhiệm kiểm soát doanh thu và điều chỉnh Hợp đồng BOT Dự án nâng cấp, mở rộng đoạn Hà Nội - Bắc Giang, bảo đảm việc thu phí của Dự án BOT đúng quy định pháp luật.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Ninh thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong phạm vi đất đai thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo yêu cầu tiến độ của Dự án; phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang trong việc đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công xây dựng công trình.
yến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn được triển khai thực hiện thông qua 2 dự án đầu tư theo hình thức BOT, trong đó, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang (Dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang) được triển khai thực hiện đầu tư năm 2014.
Tuyến đường được đầu tư theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô bề rộng nền đường 33m, gồm 4 làn xe cơ giới. Trên tuyến hiện còn 2 vị trí cầu Xương Giang và cầu Như Nguyệt đang khai thác với quy mô 2 làn xe.
Hiện nay, mật độ giao thông trên tuyến Hà Nội - Bắc Giang ngày càng cao, các vị trí cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt trở thành điểm nghẽn giao thông và xảy ra tình trạng ùn tắc thường xuyên. Để bảo đảm đồng bộ về quy mô khai thác, việc đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, cầu Như Nguyệt là cần thiết.
Trong thời gian vừa qua, Tỉnh ủy, UBND và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã nhiều lần kiến nghị, trong khi Bộ GTVT đó báo cáo chưa bố trí được nguồn vốn để đầu tư Dự án; đồng thời, quán triệt chủ trương chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Vì vậy, việc giao cho UBND tỉnh Bắc Giang chủ động đầu tư công trình Như Nguyệt bằng vốn ngân sách địa phương là có cơ sở.
Hé lộ nguyên nhân điện gió được COD ít dù gần hết thời gian ưu đãi
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo ra nhiều văn bản thu hồi thông báo đã ban hành về kiểm tra công tác nghiệm thu và chấp thuận kết quả nghiệm thu của nhà đầu tư điện gió.
Việc tới ngày 15/10/2021, chỉ có rất ít nhà máy điện gió đã đủ điều kiện vận hành thương mại (COD) theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến nhiều người rất bất ngờ.
Cụ thể, theo EVN, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất là 5.655,5 MW.
Tuy nhiên, tới ngày 15/10/2021, mới chỉ có 11 nhà máy điện gió với tổng công suất 443 MW đã được công nhận vận hành thương mại COD.
Trong số 11 Dự án này, các nhà máy được COD toàn bộ công suất đăng ký chỉ có BIM (88 MW), Tân Linh (46,2 MW), số 5 Ninh Thuận (46,2 MW), Hướng Tân (46,2 MW) và Đông Hải 1 giai đoạn 2 (50 MW). Các dự án còn lại trong số 11 dự án này mới COD được một phần công suất đăng ký.
Tìm hiểu của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, việc thí nghiệm công suất tại nhiều dự án điện gió đã hoàn thành với tổng công suất đôi ngàn MW, tuy nhiên, nhiều dự án điện gió vẫn chưa thể có tên trong danh mục các nhà máy điện được huy động trên hệ thống điện hàng ngày hiện nay là bởi còn thiếu giấy tờ liên quan đến phòng cháy chữa cháy.
Việc thiếu giấy tờ này cũng đang khiến nhiều chủ đầu tư dự án điện gió đứng ngồi không yên, bởi nếu không kịp có để hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện công nhận COD trước ngày 31/10/2021, thì số phận của dự án chưa biết sẽ đi về đâu khi không nhìn thấy dòng tiền vào để trả nợ các khoản vay.
Cụ thể, trong một số ngày gần đây, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đã ban hành vố số văn bản tới các doanh nghiệp điện gió để thu hồi các thông báo trước đó của mình liên quan đến kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và chấp thuận kết quả nghiệm thu tại các dự án này.
Theo đó, sau khi rà soát hồ sơ, Cục Điện lực thấy việc ban hành một số thông báo cụ thể tới các dự án điện gió có thiếu sót về nội dung quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy, Cục Điện lực đã quyết định thu hồi các thông báo được ban hành trước đó về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và chấp thuận kết quả nghiệm thu của một số doanh nghiệp đầu tư điện gió.
Cục Điện lực cũng đề nghị doanh nghiệp điện gió sau khi có văn bản của cấp thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định cho các công trình/hạng mục công trình hoàn thành, doanh nghiệp có văn bản (kèm theo tài liệu liên quan) báo cáo Cục để xem xét, giải quyết theo quy định.
Điều này ngay lập tức khiến số công suất điện gió được chấp thuận COD không tăng nhanh trong thời gian nhà đầu tư đang chạy đua nước rút để về đích trước ngày 1/11/2021, nhằm được hưởng giá điện gió hấp dẫn theo Quyết định 38/2018/QĐ-TTg.
Trước đó, vào ngày 7/10/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cũng vừa phát công văn tới chủ đầu tư các dự án điện gió lưu ý về điều kiện để được công nhận COD) đối với trụ điện gió.
Theo đó, chiếu theo Khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, thì công trình, hạng mục được đưa vào khai thác, sử dụng khi đáp ứng điều kiện được nghiệm thu theo quy định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Theo mẫu thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình tại Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 06/2021/NĐ-CP, một trong những căn cứ chấp thuận hoàn thành hạng mục công trình là văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy”.
Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP liên quan đến thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy có quy định, chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt thiết kế trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng; nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
Dựa trên các quy định này, để cơ quan chuyên môn về xây dựng trong lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công thương hoặc UBND cấp tỉnh có cơ sở xem xét và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, đưa công trình điện gió vào sử dụng theo đúng, đủ quy định của pháp luật, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo đã đề nghị chủ đầu tư dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 1/10/2021.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, một quan chức của Cục Điện lực đã cho hay, văn bản này không đưa ra quy định gì thêm mà chỉ là lưu ý các nhà đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
“Khoản 1 và Khoản 9 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định rõ. Tuy nhiên, do dự án điện gió gồm nhiều trụ tua bin làm việc độc lập về phòng cháy chữa cháy và có thể nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy từng phần (gồm một số trụ tuabin), chứ không nhất thiết phải chờ xong toàn bộ cả dự án. Lâu nay, chủ đầu tư thường để xong cả dự án mới xin văn bản chấp thuận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy chung 1 lần, nhưng bây giờ thì phải đồng bộ nếu nghiệm thu từng phần, từng trụ tuabin hay một số trụ.
Nghị định 136/2020/NĐ- CP cũng cho phép nghiệm thu từng phần công trình nếu từng phần đó đảm bảo làm việc độc lập được về mặt phòng cháy chữa cháy. Trên thực tế, các tuabin được chế tạo độc lập các hệ thống phòng cháy chữa cháy, tuabin nào tự chữa cháy tuabin đó. Ở đây chỉ lưu ý các chủ đầu tư phải thuyết phục được cơ quan cảnh sát phòng cháy cháy đồng ý cấp văn bản chấp thuận từng phần như Nghị định 136/2020/NĐ-CP cho phép”, vị này nói.
Khánh Hòa xin chuyển đổi hơn 7 ha rừng thực hiện Dự án hồ Chà Rang
UBND tỉnh Khánh Hòa giải trình rằng, hơn 7 ha rừng xin chuyển đổi mục đích nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Tờ trình gửi Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (7,14 ha) sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ Chà Rang (thị xã Ninh Hòa).
Theo Tờ trình, đây là dự án nhóm B, có tổng mức đầu tư 401 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Chủ đầu tư dự án này là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, khu vực dự án có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả năng suất và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi khu vực dự án hiện nay chưa được đầu tư đồng bộ hoặc đã xuống cấp nên chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với nhu cầu dùng nước sinh hoạt phục vụ nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dẫn đến đời sống người dân còn khó khăn, kinh tế vùng dự án chưa được phát triển.
Do vậy, việc đầu tư xây dựng hồ Chà Rang để đảm bảo cơ bản nhu cầu dùng nước nuôi trồng thủy sản và một phần nhu cầu tưới lúa, cây ăn quả trên địa bàn 2 xã Ninh Hưng, Ninh Lộc thuộc thị xã Ninh Hòa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong vùng dự án là cần thiết.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, vị trí, diện tích, kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ Chà Rang đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 489 (ngày 20/9/2021). Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định diện tích rừng đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là 7,14 ha (rừng trồng sản xuất) trên địa bàn các xã Ninh Hưng, Ninh Lộc.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, diện tích đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ Chà Rang thuộc quy hoạch rừng sản xuất và ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích 7,14 ha (rừng trồng sản xuất) thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ Chà Rang.
Dự kiến sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, dự án này sẽ cấp nước cho khoảng 250 ha nuôi trồng thủy sản, tưới cho khoảng 55ha lúa và 325 ha hoa màu, cây ăn quả…
Hậu Giang dự kiến thu ngân sách từ khai thác quỹ đất trên 1.872 tỷ đồng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên vừa ký ban hành Kế hoạch đầu tư tạo quỹ đất sạch và khai thác quỹ đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Theo đó, đối với kế hoạch đầu tư tạo quỹ đất sạch trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hậu Giang thực hiện đầu tư tạo quỹ đất sạch 11 Dự án/khu đất với diện tích khoảng 95,17 ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 574,12 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí chuẩn bị đầu tư khoảng 9,46 tỷ đồng; kinh phí đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch khoảng 564,66 tỷ đồng. Căn cứ tình hình thực tế và nguồn kinh phí hàng năm, UBND Tỉnh sẽ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh bổ sung danh mục dự án đầu tư, quy mô, nguồn vốn đầu tư cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Đối với công tác khai thác quỹ đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức khai thác quỹ đất 19 dự án/khu đất với diện tích khoảng 147,03 ha (gồm 08 dự án/khu đất có quỹ đất sạch và 11 dự án/khu đất phải đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch nêu trên).
Dự kiến thu ngân sách từ khai thác quỹ đất trên khoảng 1.872,40 tỷ đồng. Trong đó, thu tiền sử dụng đất khoảng 1.810,90 tỷ đồng; thu tiền thuê đất khoảng 61,50 tỷ đồng; giá trị chênh lệch giữa kinh phí đầu tư tạo quỹ đất sạch và giá trị khai thác quỹ đất khoảng 1.298,28 tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2021: Tiến hành khai thác 06 dự án/khu đất với diện tích khoảng 10,77 ha (gồm 05 dự án/khu đất có sẵn quỹ đất sạch và 01 dự án/khu đất phải đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch); dự kiến thu ngân sách khoảng 301 tỷ đồng, qua đó giá trị chênh lệch giữa kinh phí đầu tư tạo quỹ đất trong năm và giá trị khai thác quỹ đất trên 248,69 tỷ đồng.
Năm 2022: Tiến hành khai thác 10 dự án/khu đất với diện tích khoảng 84,23 ha (gồm 03 dự án/khu đất có sẵn quỹ đất sạch và 07 dự án/khu đất phải đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch); dự kiến thu ngân sách khoảng 873,40 tỷ đồng, qua đó giá trị chênh lệch giữa kinh phí đầu tư tạo quỹ đất trong năm và giá trị khai thác quỹ đất trên 694,79 tỷ đồng.
Năm 2023: Tiến hành khai thác 03 dự án/khu đất với diện tích khoảng 52,03 ha (phải đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch); dự kiến thu ngân sách khoảng 698 tỷ đồng, qua đó giá trị chênh lệch giữa kinh phí đầu tư tạo quỹ đất trong năm và giá trị khai thác quỹ đất trên 354,80 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, việc tạo quỹ đất sạch, khai thác tạo nguồn thu ngân sách từ quỹ đất nhằm thực hiện các nhiệm vụ đột phá của Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, định hướng thu hút, kêu gọi đầu tư những địa bàn có điều kiện, phù hợp định hướng phát triển dân cư, đô thị, dịch vụ thương mại trên địa bàn; khai thác hiệu quả quỹ đất, nhất là quỹ đất dọc các tuyến giao thông mới được đầu tư, tạo sự đồng bộ, hiệu quả trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Hai Chủ tịch UBND tỉnh cùng kiến nghị xây dựng tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình và Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh vừa cùng ký công văn số 6968/UBND - GTCNXD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng.
Theo đó, hai Chủ tịch UBND tỉnh này kiến nghị Thủ tướng ủng hộ chủ trương đầu tư và việc bố trí nguồn vốn ODA, ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác để đầu tư đoạn tuyến cao tốc từ từ Tp. Bắc Kạn đến Tp. Cao Bằng, trong giai đoạn 2021 - 2025, với tổng chiều dài khoảng 90 km, quy mô 4 làn xe.
Công văn số 6968 nêu rõ Bắc Kạn và Cao Bằng là hai tỉnh miền núi, nằm trong vùng chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh.
Khu vực này có địa hình bị chia cắt mạnh, đồi núi cao, hệ thống sông suối có độ dốc dọc lớn, mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ, bên cạnh đó, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đường còn thấp ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế hai tỉnh chủ yếu là nông, lâm nghiệp, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao (Bắc Kạn là 18,5%; Cao Bằng là 22,06% vào năm 2020), kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ.
Hiện nay, tuyến Quốc lộ 3 là trục xương sống quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của hai tỉnh và vùng Đông Bắc; là trục hành lang kinh tế quan trọng Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội và là tuyến giao thông kết nối từ các tỉnh: Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây (Trung Quốc) qua Cao Bằng về Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội.
Trong những năm gần đây, tuyến Quốc lộ 3 đã được đầu tư nâng cấp nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, mặt đường nhỏ hẹp, quanh co, nhiều đèo cao nguy hiểm, tốc độ xe chạy trung bình khoảng 40 km/h, các loại xe tải trọng lớn, đặc biệt là xe đầu kéo lưu thông khó khăn nên thường xuyên xảy ra tai nạn và ách tắc giao thông cục bộ. Phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh chuyển biến chậm, khả năng thu hút vốn đầu tư còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do địa hình khó khăn, kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế; kết nối giao thông giữa các tỉnh chưa tốt, dẫn đến chi phí vận tải cao, kéo dài thời gian đi lại…
Được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn hai tỉnh đã từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (CT.07) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy nhiên, đoạn tuyến từ Tp. Bắc Kạn đến Tp. Cao Bằng đến nay chưa được đầu tư nên hạ tầng giao thông kết nối liên vùng chưa hoàn thiện, làm hạn chế khả năng phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, do đó đời sống nhân dân của hai tỉnh còn nhiều khó khăn.
“Việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng sẽ góp phần phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực đã đầu tư, đảm bảo hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu cho các tỉnh có tuyến đường đi qua và khu vực miền núi phía Bắc”, lãnh đạo hai tỉnh khẳng định.
NSH Petro đầu tư nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100.000 tấn/năm
UBND tỉnh Hậu Giang vừa có Quyết định số 1980/QĐ-UBND chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án: Cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hóa lỏng, nhà máy hóa dầu condensate và xăng dầu sinh học tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành.
Theo Quyết định trên, về quy mô đầu tư, Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 13,27 ha, bao gồm các giai đoạn.
Giai đoạn 1, cảng chuyên dùng phía ngoài tiếp nhận tàu 15.000DWT phục vụ nhập xăng dầu, phía trong tiếp nhận tàu 2.000 DWT phục vụ xuất xăng dầu và Kho chứa xăng dầu 27.000 m3.
Giai đoạn 2, kho chứa xăng dầu 43.000 m3 và Nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100.000 tấn/năm.
Giai đoạn 3, nhà máy hóa dầu condensate 300.000 tấn/năm.
Giai đoạn 4, nhà máy sản xuất dầu nhờn 4.900 tấn/năm và nhà máy khí hóa lỏng 4.900 tấn/năm.
So với quy mô đầu tư quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư số 2417/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hậu Giang cấp ngày 21/12/2020 thì hầu hết các hạng mục đầu tư theo Quyết định số 1980/QĐ-UBND vẫn giữ nguyên, tuy nhiên được phân kỳ đầu tư thành 4 giai đoạn, đồng thời tách riêng hạng mục đầu tư Nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100.000 tấn/năm, bên cạnh nhà máy hóa dầu condensate 300.000 tấn/năm (trước đây là hạng mục Nhà máy hóa dầu condensate và xăng dầu sinh học 300.000 tấn/năm).
Dự án Cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hóa lỏng, nhà máy hóa dầu condensate và xăng dầu sinh học tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) do Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, MCK: PSH ) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 600 tỷ đồng.
Mục tiêu của Dự án là kinh doanh xăng, dầu, nhớt, khí dầu mỏ hóa lỏng (LGP) và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế; khai thác dầu thô; khai thác khí đốt tự nhiên; sản xuất và mua bán xăng sinh học, xăng, dầu, nhớt các sản phẩm hóa dầu các loại...
Khánh Hòa thúc tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có cuộc “ngồi lại” với các địa phương, đơn vị thi công các Dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh này. Cụ thể là các dự án, như: Dự án Tuyến đường Vành đai 2 và dự án Các tuyến đường, nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang; dự án Tỉnh lộ 3…
Theo ông Tuấn, hầu hết những dự án nêu trên đều bị vướng mặt bằng làm ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thiện dự án.
Cụ thể, báo cáo từ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa cho thấy, Dự án các tuyến đường và nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang có tổng diện tích đất thực hiện là 7,46 ha với 209 thửa đất bị ảnh hưởng.
Dự án BT Đường vành đai 2 với tổng mức đầu tư hơn 1.196 tỷ đồng, được chủ đầu tư chuyển giao 5,8 km thuộc nhánh phía nam dự án. |
Trong đó, có 191 thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân; 4 thửa đất của các doanh nghiệp; 14 thửa đất của các đơn vị quân đội.
Cũng theo đơn vị này, đến nay mới bàn giao mặt bằng 165 thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân và 4 thửa đất của các doanh nghiệp cho đơn vị thi công dự án.
Tại dự án Tuyến đường Vành đai 2, với tổng diện tích thực hiện là 46,3 ha thì có tới 710 thửa đất bị ảnh hưởng và cần khoảng 500 lô đất tái định cư cho các hộ dân. Đến nay Ban giải phóng mặt bằng mới xác nhận nguồn nguồn gốc đất 419 thửa đất bị ảnh hưởng; bố trí 249 lô đất tái định cư ở xã Vĩnh Thái, TP. Nha Trang..., số còn lại vẫn đang bị vướng hồ sơ xét duyệt.
Đường vành đai 2 được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ tháng 8/2017 với tổng mức đầu tư hơn 1.196 tỷ đồng. Dự án xây dựng tuyến đường giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Dự án được khởi công ngày 10/11/2017 với tổng chiều dài tuyến đường hơn 9,8km, có điểm đầu giao nhau với đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối giao nhau với quốc lộ 1C. Đây là loại đường cấp III, rộng 43 mét, vận tốc thiết kế 50mk/h.
Tương tự, tại dự án Đường Tỉnh lộ 3 đi quan địa phận 2 địa phương (TP Nha Trang và huyện Cam Lâm), với 770 thửa đất bị ảnh hưởng thuộc địa phận TP. Nha Trang và 24 thửa (giao thông và thủy lợi) thuộc huyện Cam Lâm.
Theo UBND TP. Nha Trang, hiện có 384/434 thửa đất bị ảnh hưởng bởi dự án này trên địa bàn TP. Nha Trang đã hoàn tất việc kiểm đếm; 264 thửa đất đã xác nhận xong nguồn gốc đất; họp xét thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 112 thửa đất…
Trên địa bàn huyện Cam Lâm, đã hoàn tất việc kiểm kê đất bị ảnh hưởng bởi dự án (336/336 thửa đất); đã hoàn thành xác nhận nguồn gốc 114 thửa đất; đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ 114 thửa đất… Ngoài ra, việc di dời các hạng mục hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi dự án này cũng chỉ đạt khoảng 30%.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu, các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc các dự án.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức đối thoại với dân thường xuyên về việc bồi thường giải tỏa tại các dự án này; nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh quyết định giải quyết kiến nghị của người dân về việc mua đất tái định cư theo giá thị trường.
Bên cạnh đó, bộ phận giải phóng mặt bằng khẩn trương triển khai, đo đạc và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh nút giao thông N14...
Yêu cầu Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch và tiến hành di dời hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi Dự án…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh này cũng đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Khánh Hòa đẩy nhanh tiến độ thi công đường Tỉnh lộ 3 đảm bảo chất lượng công trình và an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công; phối hợp với UBND TP. Nha Trang và UBND huyện Cam Lâm trong việc chi trả bồi thường cho người dân, kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai…
Quảng Trị: Đầu tư trang trại nuôi lợn công nghệ cao 280 tỷ đồng
UBND tỉnh Quảng Trị vừa chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trang trại chăn nuôi công nghệ cao khép kín Vĩnh Tú.
Dự án do Công ty TNHH Thái Duy Việt Nam làm chủ đầu tư, với mục tiêu hoạt động là chăn nuôi heo nái, heo thịt; đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi, hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nhà điều hành, kho bãi… hoàn chỉnh và cho đối tác thuê lại để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề, lĩnh vực đã được phê duyệt; trồng cây nông, lâm nghiệp lâu năm; kinh doanh phân bón và chất thải.
Dự án có mục tiêu chăn nuôi heo nái, heo thịt; đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi và hạng mục phụ trợ liên quan. (Ảnh minh họa) |
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư 280 tỷ đồng (trong đó vốn góp để thực hiện dự án 56 tỷ đồng, vốn huy động 224 tỷ đồng), được thực hiện tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 29,75 ha.
Về công suất thiết kế, dự án Trang trại chăn nuôi công nghệ cao khép kín Vĩnh Tú bao gồm 3 khu tiêu chuẩn được đầu tư đồng thời như sau: Khu 1, có quy mô nuôi 24.000 con lợn thịt thương phẩm/lứa, mỗi năm đạt bình quân 2 lứa; khu 2, có quy mô nuôi 2.500 con lợn nái/lứa, mỗi năm đạt khoảng 2,5 lứa; khu 3, có quy mô nuôi 2.500 con lợn nái/lứa, mỗi năm đạt khoảng 2,5 lứa.
Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày được cấp văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Dự kiến quý II/2023 – quý III/2023, dự án sẽ được nghiệm thu, hoàn thành đưa vào sử dụng.
Được biết, Công ty TNHH Thái Duy Việt Nam có trụ sở tại Tầng 7 Tòa nhà Việt Á, số 9- Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nôi. doanh nghiệp này được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 1/9/2020 và thay đổi lần 2 ngày 2/7/2021 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, do ông Bùi Nguyễn Thái Duy (SN 1981) là người đại diện pháp luật kiêm giám đốc Công ty.
Thủ tướng duyệt Dự án cảng hàng không Sa Pa trị giá 6.848 tỷ đồng
Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ được đầu tư theo phương thức PPP do UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hôm nay (21/10), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1773/QĐ – TTg về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức PPP.
Theo đó, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Phối cảnh dự kiến của sân bay Sa Pa - Nguồn: Báo Lào Cai |
Dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 – xây dựng cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm; giai đoạn 2 (hoàn thiện) sẽ hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm.
Dự án cảng hàng không Sa Pa có thời gian thực hiện 50 năm, trong đó thời gian xây dựng là 4 năm; thời gian vận hành, khai thác và hoàn vốn là 46 năm. Giai đoạn 1 Dự án thực hiện từ năm 2021; giai đoạn 2 thực hiện sau năm 2028.
Dự án được chia thành 2 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 – GPMB và tái định cư được thực hiện theo hình thức đầu tư công; Dự án thành phần 2 (xây dựng cảng hàng không) thực hiện theo hợp đồng BOT.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án khoảng là 6.948,8 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 hơn 4.180 tỷ đồng (dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng và tái định cư hơn 532 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 xây dựng cảng hàng không hơn 3.651 tỷ đồng).
Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 là hơn 2.765 tỷ đồng (bao gồm hơn 160 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và tái định cư) và hơn 2.604 tỷ đồng xây cảng hàng không).
Trong giai đoạn 1, vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng) là hơn 2.990 tỷ đồng, vốn nhà nước hơn 1.193, tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách trung ương đầu tư theo ngành, lĩnh vực 600 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương tự cân đối 593,445 tỷ đồng).
Giai đoạn 2, vốn do nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng) hơn 1.228 tỷ đồng; vốn nhà nước tham gia trong dự án (vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương tự cân đối và các nguồn thu hợp pháp khác) hơn 1.537 tỷ đồng.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí; bảo đảm cân đối, bố trí đủ, kịp thời vốn ngân sách địa phương tham gia Dự án.
UBND tỉnh Lào Cai cũng sẽ phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định và ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định liên ngành; tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với nhà ga hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về kiến trúc; tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật PPP và pháp luật liên quan.
Quảng Nam xúc tiến phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
THACO đang thúc đẩy sự liên kết với đối tác, nhà sản xuất để hình thành hệ sinh thái ngành cơ khí phát triển mạnh trong toàn quốc, vươn tầm quốc tế.
UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa tổ chức tổ chức họp trực tuyến về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí với các doanh nghiệp các tỉnh phía Nam và TP.HCM.
Cuộc họp này nhằm xúc tiến, cũng như lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí để tìm hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, ô tô tại Quảng Nam.
Khu công nghiệp Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. |
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải cho biết, chiến lược của THACO là từ một công ty sản xuất kinh doanh ô tô trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, gồm 2 tập đoàn trực thuộc là ô tô và nông nghiệp; và 4 tổng công ty trực thuộc gồm: tổng công ty về cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, tổng công ty về giao nhận vận chuyển - logistics, tổng công ty về đầu tư xây dựng và tổng công ty về thương mại - dịch vụ.
Theo ông Dương, trong thời gian vừa rồi, phát triển của THACO chủ yếu phát triển trong nội bộ, cố gắng làm tốt để cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Có thể nói rằng, ô tô tồn tại sau 2018 là một thành tích, thành tích này không chỉ của THACO mà của cả tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, về ô tô, THACO giữ được thị phần là 38% tại thị trường ô tô Việt Nam và cạnh tranh tốt với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
“Một trong những nhiệm vụ mà trước đây chúng tôi nói đó là thông qua ô tô phát triển cơ khí, hình thành Trung tâm cơ khí đa dụng tại miền Trung và của Quảng Nam. Trước đây chúng tôi nói là định hướng, nhưng bây giờ chúng tôi mạnh dạn tổ chức và vận hành nó như một trung tâm cơ khí. Đối với trung tâm cơ khí để đầu tư được thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất đòi hỏi phải có sản lượng, quan hệ đầu ra và công nghệ nhất định. Có thể nói hiện nay, trung tâm cơ khí của THACO tại Chu Lai là một cơ sở về cơ khí lớn nhất Việt Nam, đầy đủ nhất về thiết bị máy móc, lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề”, ông Dương cho hay.
Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải dự báo, nhu cầu gia công cơ khí trong nước và quốc tế hiện rất lớn, riêng gia công cơ khí năm 2021 đã tăng gấp đôi, nhất là xuất khẩu. Sang năm 2022, xuất khẩu về cơ khí có thể đạt 200 triệu USD.
“Đó là lý do chúng tôi đầu tư phát triển lớn hơn, đầu tư sắp tới ước tính là 2.000 tỷ đồng và phải làm cho kịp trong năm 2022. Tổ chức chương trình này, chúng ta không nói định hướng, chúng ta không làm để có thông tin phong trào, mà chúng ta phát triển cơ khí, công nghiệp hỗ trợ (trước đây là ô tô) trở thành Trung tâm cơ khí đa dụng của miền Trung. Và nếu chúng ta làm tốt cái này thì có thể 3 năm sau, qua từng năm chúng ta thấy được sự lớn lên của ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ”, ông Dương khẳng định.
Trên cơ sở đó, THACO đang thúc đẩy sự liên kết với đối tác, nhà sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, điện, điện tử để hình thành hệ sinh thái ngành cơ khí phát triển mạnh trong toàn quốc, vươn tầm quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh kêu gọi các doanh nghiệp cũng tham gia với THACO để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí. Sắp tới, tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp với THACO để bước vào công việc cụ thể, rất chi tiết về kế hoạch hành động.
“Chúng tôi cũng muốn lấy ngày hôm nay sẽ đi vào lịch sử về thành lập một hệ sinh thái phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và cơ khí của Việt Nam, bắt đầu được thực hiện tại Chu Lai, Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam cam kết nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nhanh nhất, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp tại Tỉnh”, Thanh khẳng định.
Sau 18 năm, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai hiện có tổng diện tích hơn 1.280 ha, tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD với 35 công ty, đơn vị và hơn 9.000 nhân sự.
Thaco Chu Lai được xem là Trung tâm Công nghiệp ô tô và Logistics tập trung có quy mô lớn nhất cả nước và thuộc Top đầu trong khu vực ASEAN. Hiện nay, Thaco Chu Lai đang được đầu tư phát triển thành Hệ sinh thái đa ngành (Sản xuất ô tô, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Nông nghiệp, Đô thị, Thương mại- Dịch vụ và Du lịch công nghiệp) có hạ tầng đồng bộ, sinh thái và thông minh tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, kết nối với Tây Nguyên, Lào, Campuchia.
Bê trễ tiến độ 6 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
Theo thông tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký Báo cáo số 431/BC – CP về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Tp Hà Nội và TP.HCM.
Trong số 6 dự án đường sắt đô thị đang triển khai, có 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ quản đầu tư (tuyến Cát Linh – Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi); 2 dự án do Tp Hà Nội làm chủ quản đầu tư (tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn – ga Hà Nội; tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo); 2 dự án do UBND TP.HCM làm chủ quản đầu tư (tuyến đường sắt đô thị số 1 Tp HCM, đoạn Bến Thành - Suối Tiên; tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương).
Một đoàn tàu vừa được nhập khẩu tại Dự án đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. |
Điều đáng nói là chậm tiến độ, nhiều vướng mắc kéo dài là tình trạng chung của 6 dự án đường sắt đô thị từng nhận được rất nhiều kỳ vọng này.
Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2007. Theo kế hoạch ban đầu, Dự án này sẽ phải hoàn thành công trình đưa vào khai thác năm 2018.
Do chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành nhằm tích hợp giữa các tuyến đường sắt đô thị số 1, số 2, số 3a và số 4 nên thời gian thực hiện Dự án đã được phê duyệt điều chỉnh, trong đó thời điểm hoàn thành công trình đưa vào khai thác là quý IV/2021; thời điểm kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng là năm 2026.
Tính đến cuối tháng 9/2021, đã có 4/6 gói thầu chính thuộc Dự án đang triển khai thi công, lũy kế khối lượng tổng thể của toàn dự án đạt khoảng 87,5%, dự kiến đến cuối năm 2021 đạt khoảng 91%.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, những diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công Dự án, trong đó có việc nhân sự tham gia thi công tại công trường giảm mạnh, đặc biệt trong quý II và quý III năm 2021 do việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Sơ bộ đánh giá ban đầu cho thấy việc hoàn thành công tác thi công Dự án vào cuối năm 2021, đưa vào vận hành trong năm 2022 không khả thi.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Tp Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, có thời gian thực hiện ban đầu là từ năm 2009 đến năm 2015. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh dự án nên dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến là năm 2027; thời điểm kết thúc công tác đào tạo vận hành bảo dưỡng là 5 năm (từ năm 2027 đến năm 2032).
Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án là 19.555 tỷ đồng hiện có thể tăng lên tới 35.679 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ khi bắt đầu thực hiện Dự án đến tháng 8/2021 đạt 974 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn đối ứng đạt 355 tỷ đồng; nguồn vốn ODA đạt 619 tỷ đồng.
Chính phủ cho biết, Dự án chậm triển khai do việc điều chỉnh Dự án kéo dài từ tháng 10/2012 đến nay chưa được phê duyệt, vướng mắc chủ yếu liên quan đến trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật xây dựng, Luật đầu tư công và Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi), giai đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3304/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2008 với thời gian hực hiện từ năm 2007 đến năm 2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến năm 2024.
Dự án mới giải ngân 842,4 tỷ đồng vốn vay ODA Nhật Bản để thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật của dự án (từ năm 2009 đến năm 2014); giải ngân 1.412 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện các công tác như: giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước, chi phí khác.
Hiện Bộ GTVT đang xem xét bàn giao Dự án cho UBND Tp Hà Nội để tiếp tục triển khai đảm bảo tính đồng bộ với các tuyến đường sắt đô thị khác, tạo thuận lợi trong việc điều hành, kết nối với hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố và phù hợp với quy định của Luật Đường sắt, Luật Ngân sách, Luật Quản lý nợ công.
Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương có thời gian hoàn thành ban đầu được duyệt là năm 2018 và được điều chỉnh thời gian thực hiện là tổ chức thi công từ 2022 - 2026; kiểm tra, vận hành chạy thử và bàn giao khai thác: cuối năm 2026.
Công tác giải ngân Dự án này rất chậm khi lũy kế giải ngân vốn ODA đến nay là 931,6/37.468 tỷ đồng, đạt 2,5%; lũy kế giải ngân vốn đối ứng đến nay là 217,8/10.403 tỷ đồng, đạt 2,09%.
Chính phủ cho biết là Vvệc đàm phán phát sinh hợp đồng với tư vấn IC tại Dự án đã kéo dài từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021 và không thể đạt được kết quả do tư vấn IC vẫn giữ quan điểm yêu cầu thanh toán không đúng điều kiện hợp đồng và quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát tại Tp HCM dẫn đến việc trao đổi với các đối tác nước ngoài gặp khó khăn và phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các nhóm công việc liên quan của dự án.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có thời gian bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2008, dự kiến hoàn thành tháng 11 năm 2013. Hiện nay, dự án được điều chỉnh thời gian thực hiện đầu tư đến tháng 3/2021.
Dự án đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn Dự án vào tháng 12/2020. Bộ GTVT đã hoàn thành công tác nghiệm thu tổng thể công trình. Trên cơ sở kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể công trình, Bộ GTVT đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đề nghị tiến hành kiểm tra và có ý kiến chấp thuận về công tác nghiệm thu Dự án.
Dự kiến Hội đồng sẽ tổ chức họp kiểm tra công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư trong tháng 10/2021. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND Tp Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội có thời gian bắt đầu là năm 2009; thời gian kết thúc là năm 2022.
Dự án có 10 gói thầu chính, gồm 9 gói thầu về xây lắp, thiết bị (5 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu thiết bị) và 1 gói Tư vấn chung.
Đến nay, UBND Tp Hà Nội đã hoàn thành công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị (trong đó gói thầu CP01 và CP04 đã thi công xong, hiện đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công).
Tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 89,41%, do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nên chưa đưa vào khai thác đoạn trên cao theo kế hoạch và dự kiến sẽ phải điều chỉnh tiến độ hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến.
Do việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng đến nay và hiện vẫn tồn tại chậm trễ xử lý đối với nhà 23 Quốc Tử Giám và phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm nên nhà thầu HGU đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí là 114,7 triệu USD và đề nghị chấp thuận thanh toán nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc và sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên Trọng tài quốc tế.
Nhà thầu đã giảm khối lượng công việc trên công trường kể từ tháng 6/2021 và đã có văn bản số HGU-MLT-00459-21-E/V ngày 26/6/2021 thông báo tạm dừng công việc. Nhà thầu đã yêu cầu thành lập Ban giải quyết tranh chấp (DB), Ban Quản lý dự án cũng đã cử thành viên đại diện cho Chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của Hợp đồng.
Hiện nay, UBND Tp Hà Nội đang xem xét thành lập Ban xử lý tranh chấp để xử lý các khiếu nại và tháo gỡ các vướng mắc về khiếu nại của nhà thầu CP03.
Kon Tum chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện gió 3.500 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với Dự án Nhà máy điện gió Kon Plong đối với liên doanh 3 nhà đầu tư: LRVN Wind Pte.ltd (Singapore), Công ty TNHH Quốc tế NOVA (Việt Nam), Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát.
Dự án có công suất thiết kế 103,5 MW, được đấu nối vào lưới điện quốc gia với sản lượng điện ròng 260.182 MWh điện/năm.
Quy mô kiến trúc xây dựng dự án dự kiến 36,04 ha, bao gồm các hạng mục: Móng tua-bin, khu vực thi công tua bin, đường, móng cho đường dây 33kV, móng cho đường dây 220kV, trạm biến áp 033/220kV + nhà điều hành, trạm cắt 220kV.
Nhà máy điện gió Kon Plong sẽ có quy mô 103,5 MW. |
Tổng diện tích chiếm đất dự kiến sử dụng của dự án là 66,04 ha, trong đó, diện tích chiếm đất có thời hạn 36,04 ha; diện tích chiếm đất tạm thời 30 ha.
Tổng vốn đầu tư của dự án 3.500 tỷ đồng (tương đương 152,86 triệu USD), bao gồm vốn góp của nhà đầu tư là 525 tỷ đồng (tương đương 22 triệu USD), chiếm 15 % tổng mức đầu tư.
Cụ thể, LRVN Wind Pte.ltd góp 440,3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 88,3%); Công ty TNHH Quốc tế NOVA (Việt Nam) góp 21,1 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 4,03%) và Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát góp 63,4 tỷ đồng (chiếm 20,9%). Trong đó, 79,1% vốn góp của các doanh nghiệp tham gia liên doanh sẽ được góp trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dự án.
Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Địa điểm thực hiện dự án tại thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Về tiến độ, dự án sẽ khởi công từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2022, hoàn thành đưa vào hoạt động từ tháng 2/2023 đến 4/2023.
Tại quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ cam kết; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, rừng, môi trường, khoáng sản, lao động, nghĩa vụ tài chính và các quy định khác có liên quan. Đặc biệt, nhà đầu tư phải bảo đảm an ninh trật tự, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự tại địa phương.
Nhà đầu tư thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum theo quy định và có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Cùng với đó, nhà đầu tư phải liên hệ với các tổ chức, hộ gia đình có diện tích đất chồng lấn để thực hiện thỏa thuận bồi thường làm cơ sở triển khai thủ tục đất đai theo quy định theo đúng tiến độ được phê duyệt. Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện dự án. Trong đó, đối với phần diện tích rừng tự nhiên phải được Thủ tướng chính phủ chấp thuận, phê duyệt.
Đối với các tuabin gió, trạm biến áp, đường vận hành thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu nhà đầu tư phải cập nhật, đánh giá các ảnh hưởng có liên quan đến định hướng phát triển của thị trấn Măng Đen trong thời gian đến. Đối với trường hợp ngoài phạm vi địa giới hành chính thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, nhà đầu tư phải cập nhật, lập thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét cho phép điều chỉnh quy hoạch xây dựng có liên quan cho phù hợp.
hiện nay Kon Tum đang là nơi được nhiều nhà đầu tư triển khai các dự án điện gió có quy mô lớn. Mới đây, trong tháng 10/2021, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (thực hiện tại địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi) với quy mô dự 50 MW, tổng vốn đầu tư 1.756 tỷ đồng.
Trước đó, trong cuối năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung 9 dự án điện gió (tổng công suất 264,7MW) và Trạm biến áp 500kV, 220kV, hệ thống đường dây đấu nối vào Quy hoạch phát triển điện lực.
Theo UBND tỉnh Kon Tum cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 17 cụm dự án nhà máy điện gió đã triển khai nghiên cứu, đề xuất đầu tư từ nguồn kinh phí của các doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000 MW.
Vĩnh Long xúc tiến mời gọi các nhà đầu tư Đài Loan
UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam tổ chức “Chương trình đối thoại trực tuyến Xúc tiến Đầu tư tỉnh Vĩnh Long”.
Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long; bà Trần Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam; ông Chung Wen Cheng, Chủ nhiệm Văn phòng Văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM cùng đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Long và đại diện các doanh nghiệp Đài Loan đang có nhu cầu mở rộng thị trường đầu tư.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong 5 năm qua kinh tế của tỉnh Vĩnh Long phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hiệu, quả và năng lực cạnh tranh.
Tính đến ngày 20/9/2021, Vĩnh Long có 67 Dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 779 triệu USD đến từ 18 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong đó, có 7 dự án từ các nhà đầu tư Đài Loan với tổng mức đầu tư khoảng 214,3 triệu USD, chủ yếu trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Tỷ lệ đóng góp TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) trong tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 49%, tăng 10% so với giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, từ năm 2018, mức đóng góp TFP và GRDP của tỉnh luôn ở mức trên 50%.
Đây là tín hiệu tích cực đối với hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế địa phương.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã chủ động triển khai thực hiện đông bộ nhiều giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, các chính sách hỗ trợ và xúc tiến đầu tư, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để tạo môi trường pháp lý ổn định cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư,…
Do đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Vĩnh Long trong 5 năm qua luôn nằm trong nhóm “tốt” và “rất tốt” và nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước.
Thông qua buổi đối thoại, tỉnh Vĩnh Long mong muốn giới thiệu, quảng bá rộng rãi về tiềm năng lợi thế của tỉnh, các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cũng như tạo điều kiện để các nhà đầu tư Đài Loan tiếp cận các dự án, tìm hiểu cơ hội đầu tư và triển khai các dự án đầu tư.
Bà Trần Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam kỳ vọng thông qua chương trình đối thoại này các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan vào Vĩnh Long sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, nhiều dự án của các nhà đầu tư Đài Loan sẽ được mở rộng nhằm phát huy hiệu quả thế mạnh, tiềm năng của tỉnh Vĩnh Long.
Chia sẻ tại Hội nghị, Trưởng đại diện Văn phòng Văn hóa - Kinh tế Đài Bắc, ông Chung Wen Cheng cho biết, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 21 tỷ USD.
Dù chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng 9 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng (đạt 1,1 tỷ USD), thể hiện cho sự tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam.
Hiện, tình hình dịch bệnh đang dần được khống chế. Các địa phương phía Nam cũng đang dần được mở cửa, các nhà máy đã khôi phục sản xuất cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mở rộng cơ hội đầu tư vào Vĩnh Long.
“Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ được các cơ quan chức năng của tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin, số liệu cần thiết trước khi quyết định đầu tư”, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chia sẻ.
Ông Chung Te - Li, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Tỷ Xuân - một doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư tại Vĩnh Long cho biết, công ty sẽ tiếp tục chọn Vĩnh Long để mở rộng dự án đầu tư trong thời gian tới.
Bởi tỉnh này có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, người dân cần cù, an ninh ổn định.
Ngoài ra, công ty cũng mong muốn địa phương cần đẩy nhanh việc chấp thuận cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được mở rộng quy mô tái sản xuất, ưu tiêm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người lao động nhằm giữ vững tốc độ hoạt động của một nhà máy.
Tạm đưa 2 dự án tỷ USD khỏi Danh mục quốc gia kêu gọi FDI 2021-2025
Góp ý cho Danh mục quốc gia các Dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025, Bộ Công thương đã đề nghị loại 3 dự án trong lĩnh vực hạ tầng năng lượng khỏi danh mục.
Đó là Dự án Hệ thống đường ống dẫn khí mỏ Báo Vàng về Quảng Trị; Dự án Nhà máy Điện khí và Kho khí hóa lỏng tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Dự án Trung tâm Điện lực LNG Hải Lăng (Quảng Trị).
Lý do là vì, dự án mỏ khí Báo Vàng chưa được nhà thầu lập kế hoạch phát triển đại cương (ODP) và kế hoạch phát triển mỏ (FDP), và vì thế, chưa có các thông tin cụ thể về hệ thống thiết bị, đường ống dẫn khí, thời điểm mỏ bắt đầu khai thác.
Khu kinh tế Nghi Sơn |
Với hai dự án còn lại, là vì cả hai dự án này đều đang được xem xét, bổ sung tại Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, mà bản quy hoạch này thì chưa được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Tuy vậy, sau khi xem xét, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giữ lại dự án hệ thống đường ống dẫn khí mỏ Báo Vàng về Quảng Trị, bởi dự án này đã trong quy hoạch, còn thông tin về hệ thống thiết bị sẽ được cụ thể hóa khi có nhà đầu tư vào triển khai.
Đối với hai dự án còn lại, tiếp thu ý kiến của Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạm thời đưa ra khỏi Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025. Sau khi Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt, thì sẽ cập nhật, bổ sung hai dự án này vào Danh mục.
Dự án Nhà máy điện khí và Kho khí hóa lỏng tại Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trước đây được đề xuất với công suất 5.000 MW, quy mô 4-6 tỷ USD.
Trong khi đó, Dự án Trung tâm điện lực LNG Hải Lăng (Quảng Trị) công suất 4.500 MW, được đề xuất với quy mô 4,5 tỷ USD.
Ngoài các dự án kể trên, còn có 3 dự án trong lĩnh vực công nghiệp ô tô cũng đã được đưa ra khỏi Dự thảo Danh mục. Lý do là chưa có đầy đủ thông tin để đánh giá tính hiệu quả, khả năng tiêu thụ sản phẩm, kết nối các chuỗi cung ứng và tính khả thi trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Khi góp ý Dự thảo Danh mục, Bộ Công thương cũng cho rằng, hiện ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ đang thực hiện gia công cho các hãng vì nguồn nhân công giá rẻ, còn linh kiện thì vẫn đang nhập khẩu từ chính hãng. Do đó, Bộ Công thương đã đề nghị làm rõ tính khả thi của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án này.
Đó là các dự án Tổ hợp Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp ô tô (sản xuất và lắp ráp ô tô đến 9 chỗ) tại KCN Lam Sơn - Sao Vàng, tỉnh Thanh Hóa với công suất 100.000 xe/năm, tổng vốn đầu tư 1-3 tỷ USD; Dự án Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp ô tô tại KCN Đô thị - Dịch vụ Becamex Bình Định công suất 30.000-50.000 xe/năm, tổng vốn đầu tư 250 triệu USD; và Dự án Nhà máy Sản xuất và Lắp ráp ô tô tại KCN Hoàng Mai I, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) với diện tích 100 ha, tổng vốn đầu tư 215 triệu USD.
Ngoài ra, trong Dự thảo Danh mục mới, cũng đã bổ sung 3 dự án mới. Đó là Dự án Bệnh viện Đại học Quốc gia TP.HCM; Dự án trường Đại học quốc tế tại Hòa Lạc; và Dự án Bệnh viện Đa khoa tại Hòa Lạc (thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc).
Các dự án trên đều nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư.
Như vậy, sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ ngành, Dự thảo Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài 2021-2025 có 157 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến 71,46 tỷ USD.
-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung
-
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm