
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) về cạnh tranh, bà Margrethe Vestager đã bày tỏ quan ngại về "những khác biệt lớn" trong chính sách hỗ trợ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của các nước thành viên, cho rằng những khác biệt này đã bắt đầu làm biến dạng thị trường chung đơn nhất của khối.
Trả lời phỏng vấn báo Sueddeutsche Zeitung của Đức, bà Vestager chỉ rõ rằng sự khác biệt về quy mô gói cứu trợ trong các nước thành viên làm nảy sinh nguy cơ thay đổi sự cạnh tranh và làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế do đại dịch COVID-19. Theo bà, trên thực tế, điều này đang diễn ra.
Hiện chính sách hỗ trợ đại dịch COVID-19 của Đức - nền kinh tế số 1 châu Âu, chiếm hơn 50% giá trị gói cứu trợ khẩn cấp quốc gia được EU thông qua. Điều này đã làm dấy lên lo ngại nhiều nước với ngân sách hạn hẹp có thể không được hưởng những lợi thế cạnh tranh công bằng trong khối thị trường chung này.
Hồi đầu tháng 5, bà Vestager đã bày tỏ ý kiến cho rằng kế hoạch giải cứu của Đức đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 của nước này có thể gây ra phản ứng dây chuyền ở khắp các nước trong khối với tư cách là nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Về kế hoạch phục hồi kinh tế của EU, dự kiến công bố ngày 27/5, bà Vestager cho biết không có sự đảm bảo kế hoạch giải cứu sẽ được thông qua, song bà cho biết các quan chức đang cố gắng làm hết sức mình.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đình chỉ áp dụng các quy định hạn chế viện trợ từ giữa tháng 3, cho phép 27 nước thành viên tự "bơm" tiền hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19 với tổng số tiền lên tới hơn 1.900 tỷ euro./.
Lan Phương

-
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ -
IMF cảnh báo số người di cư và tị nạn chạm mức 3,7% dân số toàn cầu
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu