
-
Quảng Ngãi: Vừa chạy thử nghiệm, nhà máy xử lý rác hơn 10 tỷ đã gặp sự cố
-
Cà Mau: Hơn 2.000 tỷ đồng cho Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững từ 2021-2025
-
TP.HCM: Tắt đèn chiếu sáng công cộng đô thị để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất
-
Ninh Bình tháo gỡ khó khăn cho 2 dự án bảo tồn và nuôi thả động vật hoang dã
-
Chính phủ Úc đồng hành với Đồng Tháp và ĐBSCL về chống biến đổi khí hậu -
Đẩy mạnh lối sống xanh thân thiện môi trường, phát triển bền vững
![]() |
Ngày 7/2, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu xem xét đề xuất về việc cấm các loại "hóa chất vĩnh cửu" (PFAS) vốn đang được sử dụng rộng rãi, và đưa vào một trong những quy định quan trọng nhất của khối đối với ngành công nghiệp hóa chất.
PFAS hiện được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm, trong đó có máy bay, ô tô, hàng dệt may, thiết bị y tế và cối xay gió, do có khả năng tồn tại lâu dài trong đất, nước và không khí bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt và hiện tượng ăn mòn. Tuy nhiên, các loại hóa chất này liên quan tới những nguy cơ sức khỏe như ung thư, rối loạn nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch, cũng như gây hại cho môi trường.
Trong một tuyên bố chung, 5 quốc gia gồm Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy cho biết đã và đang hợp tác soạn thảo đề xuất trên. Các nước này nhấn mạnh, nếu được thông qua, đây sẽ là "một trong những lệnh cấm lớn nhất đối với các loại hóa chất tại châu Âu". Họ nói thêm rằng lệnh cấm PFAS sẽ làm giảm lượng PFAS trong môi trường trong thời gian dài, đồng thời sẽ tạo ra các sản phẩm và quy trình an toàn hơn cho con người.
Theo dự thảo đề xuất, các công ty sẽ có thời gian từ 18 tháng đến 12 năm để đưa ra các chất thay thế, tùy theo tính ứng dụng và tính sẵn có của các chất thay thế đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hiện vẫn chưa có loại thay thế nào như vậy, thậm chí có những trường hợp không thể có chất thay thế. Mặc dù vậy, 5 quốc gia trên vẫn cho rằng các công ty cần bắt tay ngay vào việc tìm kiếm các chất thay thế.
Bản dự thảo cho biết thêm khoảng 140.000 - 310.000 tấn PFAS đã được bán ra tại thị trường châu Âu trong năm 2020 và tổng chi phí thăm khám, điều trị hằng năm liên quan đến việc tiếp xúc với loại hóa chất này tại "Lục địa Già" ước tính từ 52 - 84 tỷ euro ( tương đương khoảng 55,7 - 90 tỷ USD).
Giới phân tích nhận định có thể sẽ mất rất nhiều năm đề xuất cấm PFAS mới có hiệu lực.
Trong Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA), 2 ủy ban khoa học gồm Ủy ban Đánh giá rủi ro (RAC) và Ủy ban Phân tích Kinh tế - Xã hội (SEAC) sẽ xem xét liệu đề xuất này có phù hợp với quy định sâu rộng của EU đối với các hóa chất có tên gọi REACH hay không sau khi thực hiện một đánh giá khoa học và tham vấn ngành công nghiệp hóa chất.
ECHA cho biết ủy ban này và SEAC có thể cần nhiều hơn 12 tháng so với thông thường để đưa ra đánh giá của họ. Sau đó, Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên EU sẽ đưa ra quyết định về các biện pháp hạn chế tiềm năng.
Các sáng kiến nhằm hạn chế sử dụng PFAS cũng đang được thúc đẩy ở nhiều nơi trên thế giới. Tập đoàn đa quốc gia 3M của Mỹ vào tháng 12 năm ngoái đã tự đặt ra hạn chót ngừng sản xuất PFAS là vào năm 2025. Trước đó một tháng, 3M và công ty hóa chất DuPont de Nemours (cũng của Mỹ) là 2 trong số các công ty khác bị Tổng chưởng lý bang California kiện và yêu cầu bồi thường chi phí dọn dẹp PFAS.
Tháng 8 năm ngoái, Chính phủ Mỹ cho biết sẽ đề xuất chỉ định một số hóa chất vĩnh cửu là chất độc hại theo chương trình Superfund của nước này. Trong khi đó, DuPont cho biết họ đang giới hạn việc sử dụng PFAS đối với "các ứng dụng công nghiệp thiết yếu" và đang làm việc với khách hàng để tìm kiếm những lựa chọn thay thế.

-
Sản xuất và sử dụng hydro xanh: Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh
-
Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 thông qua Chương trình nghị sự về nước
-
Quảng Ngãi: Vừa chạy thử nghiệm, nhà máy xử lý rác hơn 10 tỷ đã gặp sự cố
-
Cà Mau: Hơn 2.000 tỷ đồng cho Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững từ 2021-2025
-
T&T Group ủng hộ 2 tỷ đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn -
FAO sẽ đẩy mạnh hợp tác với Đồng Tháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
TP.HCM: Tắt đèn chiếu sáng công cộng đô thị để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất -
Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2023: "Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ" -
Ninh Bình tháo gỡ khó khăn cho 2 dự án bảo tồn và nuôi thả động vật hoang dã -
Chính phủ Úc đồng hành với Đồng Tháp và ĐBSCL về chống biến đổi khí hậu -
Đẩy mạnh lối sống xanh thân thiện môi trường, phát triển bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Công ty bất động sản chuyển hướng tìm dòng tiền
-
3 Đề xuất khơi thêm vốn vào dự án giao thông đường bộ
-
4 Để hơn 560 tỷ đồng ngân sách không bị “vùi chôn” cùng đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 1: Chỉ định thầu và sự thật năng lực tài chính
-
5 Chốt đầu mối chuẩn bị đầu tư 2 nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam