
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
![]() |
Logo của Ngân hàng Trung ương châu Âu tại trụ sở cũ ở miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
ECB là Ngân hàng Trung ương châu Âu của 19 quốc gia thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Quyết định tăng 50 điểm cơ bản lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 21/7 đã đưa lãi suất tiền gửi của khu vực này trở lại mốc 0%. Trước đó, giới phân tích dự đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
Trong thông cáo ngày 21/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết Hội đồng Thống đốc xác định rằng thời điểm này là phù hợp hơn so với cuộc họp trước để thực hiện bước đi mạnh mẽ đầu tiên trong nỗ lực bình thường hóa chính sách lãi suất.
Cần nhắc lại rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã ấn định lãi suất cơ bản trong vùng âm kể từ năm 2014, mặc dù khu vực này đối mặt với khủng khoảng nợ công và đại dịch Covid-19.
Sau thông tin ECB tăng lãi suất, đồng euro đã nhích giá lên mức 1 EUR đổi 1,0257 USD. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia cũng tăng theo quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu, động thái tăng lãi suất lần này "sẽ đưa lạm phát quay trở lại mục tiêu trung hạn của Hội đồng Thống đốc bằng cách củng cố triển vọng lạm phát và đảm bảo rằng nhu cầu được điều chỉnh để đạt được mục tiêu lạm phát trong trung hạn". Mục tiêu lạm phát của Ngân hàng Trung ương châu Âu là 2%.
Ngân hàng Trung ương châu Âu trước đó đánh tiếng rằng họ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng tiếp tục tăng, nhưng không đề cập đến nỗ lực đưa lãi suất về 0%. Lãi suất tiền gửi mà Ngân hàng Trung ương châu Âu hiện áp dụng là 0%, lãi suất tái cấp vốn cơ bản là 0,5% và lãi suất cho vay cận biên là 0,75%.
Phát biểu sau động thái tăng lãi suất, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde, nhận định: "Lạm phát tiếp tục tăng cao là điều không thể tránh khỏi và dự báo sẽ duy trì cao hơn mục tiêu của chúng tôi trong một thời gian. Dữ liệu mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, phủ mây đen lên triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 và sau đó".
Số liệu ban đầu cho thấy lạm phát của châu Âu đã đạt kỷ lục 8,6% trong tháng 6/2022. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư hoài nghi về hiệu quả mà các động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu mang lại. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự báo lạm phát cả năm 2022 sẽ đạt 6,8% và giảm về 3,5% vào năm 2023, còn tăng trưởng năm 2022 và 2023 ước đạt 2,1%.

-
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce -
Thuế quan "có đi có lại" là gì? Nền kinh tế nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? -
Kinh tế Mỹ với nỗi lo đình lạm
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower