
-
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
-
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn
-
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng
-
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm -
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
Được biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhận được văn bản đề nghị của công ty Delta Offshore Energy đề nghị ký Thỏa thuận khung Hợp đồng mua bán điện (PPA) dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu 3.200 MW.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại văn bản 584/BCT-ĐL về việc đàm phán giá điện và Hợp đồng mua bán điện (PPA) của Nhà máy điện LNG Bạc Liêu sẽ phải tuân theo quy định tại Thông tư 56/2014/TT-BCT.
![]() |
Mô hình Dự án LNG Bạc Liêu. Ảnh: Internet |
Bởi vậy các nội dung được Chủ đầu tư đề cập là “các tiêu chuẩn cơ bản để đáp ứng nhu cầu thu xếp vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập” nêu tại Phụ lục 2 của Dự thảo Hợp đồng khung chưa được Thông tư 56 quy định, cũng như chưa có tiền lệ ở các dự án nhà máy điện độc lập tại thực hiện tại Việt Nam.
Các yêu cầu này bao gồm: cam kết bao tiêu tháng, cơ chế bảo đảm ngoại tệ, thanh toán chi phí công suất ngầm định, bồi thường do thay đổi luật, quyền bên cho vay, cơ chế chấm dứt và thanh toán, cơ chế đảm bảo thu xếp tài chính, áp dụng luật Anh và giải quyết tranh chấp tại nước thứ ba.
Cũng bởi Chủ đầu tư chưa đưa ra được yêu cầu cụ thể cho từng nội dung và đặc biệt là chưa được Bộ Công thương cùng các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, hướng dẫn chấp thuận nên việc EVN ký thỏa thuận khung với Chủ đầu tư được cho là chưa thể.
Để xử lý vấn đề một cách toàn diện và nhanh chóng, EVN đã đề nghị Chủ đầu tư có những nghiên cứu cụ thể, đề xuất với Bộ Công thương các yêu cầu chi tiết với từng nội dung nêu trên để Bộ nghiên cứu, thậm chí báo cáo các cấp có thẩm quyền nếu thấy cần thiết và có những hướng dẫn chi tiết trước khi EVN ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với chủ đầu tư.
EVN cũng cam kết sẵn sàng trao đổi với chủ đầu tư về bất cứ nội dung nào Chủ đầu tư thấy cần có sự hỗ trợ trong việc xin ý kiến và hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan để triển khai dự án kịp thời và đúng tiến độ.
Theo kế hoạch, đến cuối tháng 12/2020, nhà đầu tư sẽ hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư Dự án và trong 3 năm tiếp theo triển khai việc xây lắp khu tiếp nhận, lưu trữ LNG và trạm tái hóa khí, đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy tuabin khí giai đoạn 1 (750MW) vào cuối năm 2023. Sau đó, nhà đầu tư tiếp tục xây lắp và đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của Dự án để đạt đủ công suất 3.200 MW trước tháng 12/2027.

-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm -
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ -
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN -
8 tập thể, 6 cá nhân được tặng Bằng khen trong xây dựng Đường dây 500kV mạch 3 -
Hoạt động M&A trong vòng xoáy mới -
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào -
Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu