Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Eximbank khuyến nghị cổ đông chỉ nên làm việc với đại diện chính thức của Ngân hàng
Vân Linh - 18/04/2021 09:04
 
Ngày 26-27/4, Eximbank sẽ tiến hành họp: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 (lần thứ 3) và ĐHCĐ thường niên 2021 theo quy định.

Sau nhiều lần tổ chức bất thành ĐHCĐ, nhằm hướng đến mục tiêu các đại hội được tiến hành thành công tốt đẹp, tuân thủ đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Eximbank, Ngân hàng này khuyến nghị các cổ đông chỉ nên làm việc với đại diện chính thức của Eximbank.

Cổ đông không làm việc với các bên không được ủy nhiệm chính thức để đảm bảo tính hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Tổ chức trong tiến trình tổ chức ĐHĐCĐ.

Thứ hai, kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ Eximbank thường niên tới đây của Eximbank sẽ giải quyết những vấn đề chiến lược kế hoạch kinh doanh, về nhân sự cấp cao của Ngân hàng, nhiệm kỳ mới của Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật.

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng cập nhật theo các quy định pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và nhiều vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội còn tồn trọng trong những năm gần đây để tháo gỡ mọi vướng mắc quan trọng trong quản trị, điều hành Ngân hàng hiện nay, tiến đến xây dựng Ngân hàng là biểu tượng niềm tin dành cho cổ đông và khách hàng.

Thế nhưng, trong ngày 14/4 vừa qua, ngay trước thềm ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 3, Eximbank lại một lần nữa công bố thông tin bất thường liên quan đến ghế Chủ tịch HĐQT.

Theo đó, HĐQT Eximbank ra 2 nghị quyết khá khó hiểu. Nghị quyết 156 thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh đồng thời bầu ông Nguyễn Quang Thông tạm thời giữ chức danh Chủ tịch để chủ tọa HĐQT ngày 13/4 đối với nội dung tiếp theo của cuộc họp cho đến khi HĐQT bầu nhân sự giữ chức danh Chủ tịch mới.

Eximbank giao ông Nguyễn Quang Thông thay mặt HĐQT ký nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ông Yasuhiro Saitoh theo đơn từ nhiệm của ông vào ngày 6.4. Thế nhưng cùng ngày, HĐQT Eximbank lại ban hành Nghị quyết 157 thông qua việc bổ nhiệm ông Yasuhiro Saitoh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Đồng thời, hơn 1 năm qua, ghế “nóng” của Eximbank cũng đã đổi chủ đến 5 lần, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, về ông Lê Minh Quốc, sang ông Cao Xuân Ninh và mới nhất là ông Yasuhiro Saitoh. Hiện tại, HĐQT của Eximbank có 9 người bao gồm: Chủ tịch Yasuhiro Saitoh, Phó chủ tịch Nguyễn Quang Thông, Thành viên độc lập Lê Minh Quốc và các thành viên khác là ông Cao Xuân Ninh, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết, Đặng Anh Mai, Hoàng Tuấn Khải và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Nhưng theo một nguồn tin đáng tin cậy, hai nghị quyết 156 và 157 vừa được HĐQT Eximbank ban hành không có sự tham gia của 3 thành viên HĐQT gồm: bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Đặng Anh Mai; ông Hoàng Tuấn Khải.

Theo tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 26/4 tới, HĐQT Eximbank sẽ trình cổ đông thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cổ đông tham dự để tiến hành họp ĐHĐCĐ.

Cụ thể, Eximbank muốn điều chỉnh tỷ lệ số cổ đông dự họp trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết để có thể tiến hành ĐHĐCĐ giảm từ 65% xuống 50%.

Trường hợp cuộc họp lần thứ 1 không đủ điều kiện tiến hành, tỷ lệ số cổ đông dự họp để có thể tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ lần 2 giảm từ 51% xuống 33%. Thông báo mời họp lần thứ 2 phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất.

Trong trường hợp cuộc họp lần thứ 2 không đủ điều kiện tiến hành, cuộc họp lần thứ 3 sẽ được tiến hành không phụ thuộc vào tỷ lệ cổ đông dự họp đúng theo luật định.Thực tế, trước đó Eximbank từng 5 lần tổ chức bất thành cuộc họp ĐHĐCĐ trong năm 2020. 

Cơ cấu cổ đông của Eximbank hiện nay gồm có: SMBC sở hữu 15%; Vietcomank nắm giữ 4,82%; Bà Lương Cẩm Tú – Thành viên HĐQT Eximbank sở hữu 1,12%. Phần còn lại thuộc về cổ đông nhỏ, lẻ. Song với Eximbank, tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các nhóm cổ đông lớn ở Ngân hàng này đến nay vẫn là còn ẩn số lớn. 

Năm 2020, tổng tài sản của Eximbank sụt giảm 4,2% xuống còn 160.435 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 11% xuống 100.767 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng giảm 3,8% xuống 133.917 tỷ đồng.

Eximbank là ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm ở cả cho vay và tiền gửi trong năm 2020. Lợi nhuận trước thuế của Eximbank năm qua đạt 1.399 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 1.070 tỷ đồng, nhưng giãn khoảng cách khá xa so với các ngân hàng cùng quy mô. 

Kế hoạch đưa ra cho năm 2021, Eximbank chỉ dự kiến đạt 2.150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, các nhà băng cùng quy mô lợi nhuận đã trên dưới chục ngìn tỷ đồng

Eximbank muốn dùng 2.214 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức
Eximbank trình NHNN xin được dùng lợi nhuận giữ lại trong các năm qua để chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn điều lệ sau khi xử lý được một...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư