
-
VEPR: Cảnh giác về bong bóng tài sản, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần thực chất hơn
-
Ngân hàng đang tái cơ cấu, xử lý nợ xấu khó được cho chia cổ tức
-
Vàng quay đầu giảm mạnh, mất mốc 56 triệu đồng/lượng
-
Ngân hàng đang đưa quá nhiều tiền mệnh giá 500.000 đồng ra lưu thông -
Trò chơi “vương quyền” ở Eximbank -
Eximbank khuyến nghị cổ đông chỉ nên làm việc với đại diện chính thức của Ngân hàng
![]() |
Eximbank là một trong những ngân hàng nằm trong diện không được chia cổ tức, do được NHNN chấp thuận tổng thời gian gia hạn và thời gian gốc là 10 năm để từ ngày phát hành đối với các trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành từ năm 2015 về trước.
Theo quy định của NHNN, tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC có thời hạn trên 5 năm hoặc được gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt sẽ không được chia cổ tức, nhằm tạo nguồn xử lý nợ xấu cho tới khi trái phiếu đặc biệt có thời hạn trên 5 năm hoặc trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán.Đến cuối năm 2020, Eximbank còn một phần trái phiếu VAMC chưa dược thanh toán hết.
Nhưng đến ngày 30/3/2021, Eximbank đã thanh toán hết trái phiếu VAMC.Vì thế, Eximbank đã có văn bản báo cáo NHNN và đề xuất chấp thuận cho ngân hàng được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021.
Sau khi được NHNN chấp thuận, HĐQT Eximbank sẽ trình cổ đông phương án phân phối cụ thể trong kỳ ĐHCĐ thường niên 2020 (lần thứ 3) diễn ra ngày 27/4 tới tại Hà Nội. Còn ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 sẽ tổ chức vào ngày 27/4, tại cùng địa điểm trên.
Dự kiến với số lợi nhuận được chia theo báo cáo hợp nhất sau khi trừ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi các năm từ 2018 đến 2020 là 2.214 tỷ đồng. Sau khi trừ số cổ phiếu quỹ Eximbank đang nắm giữ, mức cổ tức dự kiến sẽ là 1.800 đồng/cổ phiếu.
Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 2.150 tỷ đồng, tương đương tăng 63% so với năm trước. Tổng tài sản mục tiêu đạt 177.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2020.
Trong đó, dự nợ cấp tín dụng đạt 117.000 tỷ đồng, tăng 15%. Tuy nhiên, Eximbank sẽ điều chỉnh trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo.
Ngoài ra, ngân hàng kế hoạch quy mô huy động vốn đạt 148.000 tỷ đồng, tăng 10%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát khống quá 2,5% tổng dư nợ.
Tương tự, Sacombank muốn dùng gần 6.500 tỷ đồng chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Sau khi trừ trích các quỹ, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế của Sacombank gần 6.496 tỷ đồng.
Ngân hàng dự kiến sử dụng toàn bộ phần lợi nhuận này để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và đang chờ NHNN phê duyệt.
Tuy nhiên, kể từ năm 2015 đến nay, Sacombank đang quá trình thực hiện tái cơ cấu theo Đề án NHNN phê duyệt nên phải tập trung mọi nguồn lực tái cấu trúc và Sacombank chưa được phép chia cổ tức.

-
Vàng quay đầu giảm mạnh, mất mốc 56 triệu đồng/lượng -
Ngân hàng rầm rộ phát hành cổ phiếu ESOP để giữ nhân tài -
SHB muốn khóa room ngoại xuống 10%, trình kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế -
Ngân hàng đang đưa quá nhiều tiền mệnh giá 500.000 đồng ra lưu thông -
Vàng bật tăng ngay phiên đầu tuần -
Trò chơi “vương quyền” ở Eximbank
-
1 ACIT mua xong 49% cổ phần Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc
-
2 Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài có phải là một mục tiêu?
-
3 Gỗ Trường Thành dự tính mua lại 20% vốn của Natuzzi Singapore
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/4
-
5 [Longform] Việt Nam xứng đáng là đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững
-
Cơ hội vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Lãi tăng, Nhựa Tiền Phong tăng mức trả cổ tức năm 2020 lên 25%
-
Long An - “Rồng” Tây Nam Sài Gòn đang thức tỉnh
-
Thăng hoa cảm xúc tại sự kiện giới thiệu dự án Kosy City Beat Thai Nguyen
-
Cơ hội cuối cùng sở hữu phân khu đất nền trung tâm Bãi Cháy
-
Bamboo Airways chuẩn bị để bay thẳng đi Mỹ từ quý III/2021