
-
TP.HCM khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hơn 1.900 tỷ đồng
-
Quảng Trị chấp thuận đầu tư dự án Cụm công nghiệp Gio Linh
-
Bến Tre đầu tư 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
![]() | ||
Vốn FDI vẫn đổ vào lĩnh vực chế biến, chế tạo. (Ảnh: Khánh An) |
Tỷ lệ này chiếm quá nửa trong tổng số 96 dự án FD) đăng ký mới và tăng vốn trong tháng 5/2013.
Nhật Bản vẫn đứng chắc ở vị trí đầu bảng trong số 40 quốc gia, nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2013 với tổng vốn đầu tư 3,693 tỷ USD, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Chỉ tính trong tháng 5, Nhật Bản đã có thêm 13 dự án đầu tư mới, 9 dự án tăng vốn đầu tư. Trong số này, đa phần là các dự án trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Hàn Quốc dù đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng, tăng 1 bậc so với tháng trước, song lại là quốc gia có số dự án đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam trong tháng 5, với 30 dự án đầu tư mới tăng vốn.
Đặc biệt, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Nguyễn Phương Bắc, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cho biết, phần lớn các dự án FDI đăng ký mới của Bắc Ninh là các dự án đến từ Hàn Quốc. “Trong số này, nhiều dự án được hình thành để phục vụ cho nhà máy Samsung tại Bắc Ninh”, ông Bắc nói.
Tuy nhiên, đa phần các dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc có quy mô vừa và nhỏ, trung bình chỉ khoảng 4 triệu USD/dự án.
Như vậy, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính chung cả 5 tháng đầu năm 2013, tổng vốn FDI cấp mới và tăng thêm là 8,517 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2012. Số vốn FDI giải ngân cũng đã đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6% với cùng kỳ năm 2012.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 5/2013, có 27 dự án đầu tư vào lĩnh vực này, nâng tổng các dự án đăng ký mới trong 5 tháng ở lĩnh vực này lên con số 191 dự án đầu tư.
Tăng thêm 3 dự án, nhưng lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 387,37 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 57 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 141,47 triệu USD
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu 4,067 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, trong khi cả nước nhập siêu 1,923 tỷ USD.
Khánh An
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng -
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện -
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại