
-
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021
-
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ: Nỗ lực vượt bậc để hoàn thiện các công trình
-
Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2022 đạt 63 triệu tấn, xấp xỉ năm 2021
-
VEC dồn lực, giữ vững vị thế là doanh nghiệp đầu tàu trong phát triển đường cao tốc
-
Việt Nam chi gần 9 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu -
Phó thủ tướng chỉ đạo việc chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ACV
![]() |
FECON kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành quả từ thị trường xây dựng hạ tầng Myanmar trong năm 2019 và 2020 |
FECON – Tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam cho biết, đang thực hiện một số gói thầu tại dự án Cầu Bago (Yangon, Myanmar) với tổng thầu Tokyu Construction (Nhật Bản) về xử lý nền cũng như thi công đúc dầm và lắp dầm bê tông, dầm thép, thi công bản mặt cầu với tổng giá trị hợp đồng khoảng hơn 3 triệu USD. Bên cạnh đó, FECON cũng ký kết tham gia một gói thầu khác ở dự án Cảng quốc tế Sittwe trị giá khoảng 1 triệu USD với hạng mục thi công cọc thép.
Tiếp cận thị trường Myanmar bằng việc hợp tác với công ty Raibow Construction thành lập công ty liên doanh FECON- Rainbow năm 2016, đến nay, FECON đã có 3 năm làm quen với thị trường đầy tiềm năng này và sẵn sàng cho các cơ hội lớn.
Nhằm tấn công mạnh mẽ hơn vào mảng hạ tầng giao thông, đầu năm nay FECON cùng Công ty Trung Chính thành lập thêm liên doanh mới đó là Công ty FECON – Trung Chính Myanmar để đón đầu các cơ hội dự án hạ tầng giao thông ODA Nhật Bản tại Myanmar, trong đó gần nhất là 3 dự án cầu lớn, 2 dự án cảng và 1 dự án nâng cấp cải tạo đường sắt Yangoon - Mandalay.
Đại diện FECON cho biết, các dự án mới tại Myanmar dự kiến cho lợi nhuận ròng từ 15% - 20%, cao hơn so với các dự án tại Việt Nam, đồng thời cho biết 6 tháng cuối năm nay sẽ là khoảng thời gian rất bận rộn của thị trường xây dựng Myanmar, nhiều dự án hạ tầng sẽ được triển khai. Bên cạnh những gói thầu đã trúng, FECON đang theo đuổi một loạt dự án cầu đường bộ, cảng và đường sắt, đa phần trong số đó là các dự án vốn ODA chính phủ Nhật Bản và do các nhà thầu đến từ Nhật Bản làm tổng thầu. FECON kỳ vọng sẽ ký khoảng 11 triệu USD doanh số từ các dự án tại Myanmar trong năm 2019 và 25 triệu USD trong năm 2020 khi nhận được 30% cơ hội trong số các dự án nêu trên.
Có thể nói, thị trường xây dựng Myanmar là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu tại thị trường trong nước. Với nhu cầu phát triển hạ tầng bùng phát, với thị trường non trẻ chưa quá nhiều đối thủ cạnh tranh như Myanmar, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chớp cơ hội để thâm nhập thành công như Hoàng Anh Gia Lai, Viettel hay các nhà thầu xây dựng như FECON, Hòa Bình, Trung Chính. Theo các đơn vị này thì các công ty xây dựng Việt Nam có khá nhiều lợi thế cạnh tranh như: khả năng thiết kế tối ưu hóa, năng lực quản lý dự án, chi phí nhân công và đặc biệt là khá tương đồng văn hóa với Nhật Bản và Myamar khi mà các Nhà thầu nổi tiếng Nhật Bản đang thống lĩnh thị trường tại đây.
Đầu năm 2019, Công ty cổ phần FECON bắt tay hợp tác cùng Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính thành lập liên doanh FECON Trung Chính tại Myanmar để thực hiện các dự án hạ tầng tại đây.
FECON là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nền móng, công trình ngầm. Doanh nghiệp này hiện đang phấn đầu trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực hạ tầng, trong đó tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng công nghiệp và hạ tầng đo thị và môi trường.
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cầu đường. Doanh nghiệp này đã tham gia thực hiện rất nhiều dự án như: Cầu Cửa Hội (Hội An), cầu Hưng Hà , Cầu Hoàng Văn Thụ (Hải Phòng), Cao tốc Hà Nội Hải Phòng, Dự án Cầu Bách Lẫm nối Quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai…

-
VEC dồn lực, giữ vững vị thế là doanh nghiệp đầu tàu trong phát triển đường cao tốc -
Việt Nam chi gần 9 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu -
Phó thủ tướng chỉ đạo việc chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ACV -
Samsung, xin cảm ơn! -
Lọc dầu Dung Quất duy trì vận hành công suất 110% dịp Tết Nguyên đán -
“Việt Long luôn đồng hành cùng Quảng Ninh để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh” -
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm