
-
VPBank và LOTTE C&F đánh dấu cột mốc hợp tác mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp
-
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng -
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
Áp lực khi USD tăng giá mạnh
USD đã mở rộng đà tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trước thềm báo cáo việc làm tổng quát của Mỹ được Bộ Lao động nước này công bố. USD sẽ tiếp tục tăng giá mạnh bởi khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 14 và 15/3 đã được dự báo lên đến 90%.
Nếu lãi suất cơ bản của USD tăng đúng như kỳ vọng của thị trường, thì rất có thể, tỷ giá VND/USD khó tránh được áp lực và dòng vốn ngoại vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Một khi USD tăng giá, các nhà đầu tư trên thế giới có xu hướng “buông” một phần các công cụ đầu tư khác để trở lại với USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà phân tích tài chính chứng khoán, điều này không đáng ngại với thị trường chứng khoán Việt Nam.
![]() |
. |
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, tài chính cho rằng, các chính sách của Tổng thống Mỹ và việc Fed sớm tăng lãi suất cũng như có kế hoạch tăng nhiều lần trong năm nay sẽ tạo áp lực lên tỷ giá VND/USD và dòng vốn ngoại, nhưng không đáng kể, bởi mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là tiếp tục kiểm soát ổn định và linh hoạt tỷ giá. Thời gian qua, dù thị trường thế giới có biến động, Fed tăng lãi suất và USD lên giá mạnh, nhưng tỷ giá VND/USD vẫn ổn định, chỉ tăng 1-2% trong năm 2016 và NHNN sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Tại Hội thảo Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017 vừa diễn ra ở TP.HCM, ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) nhận định, giảm lãi suất là mục tiêu rất thách thức, nhưng nếu có thuận lợi từ bên ngoài thì vẫn có cơ hội thành hiện thực. Áp lực lạm phát trong nước có khả năng sẽ cao hơn so với năm 2016 trước nhiều yếu tố tác động bất lợi. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay là 6,7% cũng tạo sức ép lớn lên lạm phát cơ bản. Xu hướng đồng USD lên giá và các nước nhiều khả năng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách chủ động làm yếu đồng nội tệ có thể ảnh hưởng tới tỷ giá và lạm phát trong nước.
Không quá lo
TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2017, phải thay chữ “dự báo” thành “dự đoán”, vì có nhiều vấn đề diễn ra khá bất ngờ, trong đó có chính sách của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát ứng xử với những việc xảy ra trong tương lai.
Theo ông Bạch An Viễn, Trưởng phòng Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, mức giảm giá VND năm nay sẽ được kiểm soát quanh 1-2% nhờ vĩ mô ổn định, dự trữ ngoại tệ cao kỷ lục (40 tỷ USD), cùng với các chính sách tiền tệ linh hoạt. Trên thị trường chứng khoán, khối ngoại đã trở lại mua ròng tốt trong 2 tháng đầu năm 2017 và xu thế này sẽ được duy trì trong năm nay, dù áp lực bán ròng tại một số thời điểm là hoàn toàn có thể xảy ra do ảnh hưởng của Fed tăng lãi suất cơ bản đồng USD.
Ông Viễn cho rằng, nền tảng vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được cải thiện: tăng trưởng kinh tế khởi sắc hơn, lạm phát và tỷ giá sẽ được kiểm soát tốt. Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường tài chính theo hướng tự do hơn và tiếp tục nới “room” cho khối ngân hàng. Thêm vào đó, việc thoái vốn nhà nước, IPO và niêm yết các doanh nghiệp nhà nước sẽ được đẩy mạnh…
Còn từ thế giới bên ngoài, KIS Việt Nam nhận thấy những cơ hội và thách thức cơ bản đan xen nhau cho các doanh nghiệp niêm yết cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Về dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong khối ASEAN với vị trí chiến lược trong kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
“Thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng lượng vốn FDI giải ngân tiếp tục duy trì ở mức cao. Vốn FDI giải ngân tăng liên tục từ 11 tỷ USD năm 2012 đến 15,8 tỷ USD năm 2016 - mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Đây là yếu tố tích cực với các doanh nghiệp, đặc biệt là khối bất động sản khu công nghiệp”, ông Viễn nói.
Các yếu tố bên ngoài như các cuộc bầu cử tại châu Âu, Brexit, Fed tăng lãi suất, xu thế giá dầu sẽ có tác động quan trọng đến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2017. Tuy nhiên, mức độ rủi ro không quá nghiêm trọng trong bối cảnh nền tảng vĩ mô, thị trường trong nước vẫn khả quan.
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập -
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng -
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025 -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân