
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
-
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2%
![]() |
F88 “lội ngược dòng” như thế nào?
Fiin Ratings cho rằng màn lội ngược dòng của F88 đã bắt đầu từ cuối năm 2023. Dù đây là một năm rung lắc của thị trường cho vay tiêu dùng nhưng F88 vẫn duy trì được sự ổn định. Quý IV/2023, doanh nghiệp này đã ghi nhận lợi nhuận trở lại trong khi các chỉ tiêu về lợi nhuận như NIM, ROA được duy trì tốt hơn so với trung bình ngành tài chính tiêu dùng cùng với tỷ lệ chi phí hoạt động CIR được cải thiện. Q1/2024, dư nợ cho vay của F88 tăng trưởng ở mức 3,9% trong khi dư nợ toàn thị trường lại giảm sút. Cùng với đó, doanh thu từ lãi và phí cho vay của đơn vị này tăng trưởng ở mức 18,4%, ghi nhận lợi nhuận quý là 31,1 tỷ đồng.
Cơ cấu Vốn/Đòn bẩy của F88 tiếp tục là một điểm mạnh. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cuối quý I/2024 của chuỗi cho vay cầm cố này là 1,8 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành tài chính tiêu dùng năm 2023 là 3,7 lần. Nhìn chung, tỉ lệ này đang trong đà giảm dần, từ năm 2022 đến nay, từ mức 3,9 lần năm xuống mức 1,7 lần vào tháng 12/2023.
Hiện tại, F88 vẫn duy trì chính sách trích lập dự phòng 100% nợ quá hạn trên 90 ngày và xóa sổ khỏi dư nợ nội bảng. So sánh toàn thị trường thì các ngân hàng và tổ chức tài chính khác thường quy định thời gian trích lập nợ quá hạn là trên 360 ngày. Ngoài ra, F88 vẫn duy trì được LTV ở mức trung bình, thấp hơn cam kết với các bên cho vay nước ngoài là 80%. Việc cải tiến hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và áp dụng các chính sách cho vay phù hợp cũng góp phần giúp doanh nghiệp này có chỉ số quản trị rủi ro ấn tượng hơn. Thực trạng xử lý nợ xấu từ giữa năm 2023 đến nay đã thay đổi tích cực, tỷ lệ thu hồi nợ đã tăng dần kể từ Q4/2023 sau đó tăng mạnh vào quý I/2024 ở mức 22,6%, so với mức bình quân năm 2023 là 15,6%.
Từ trước 2023, công ty này đã khá thành công trong việc đa dạng hóa nguồn huy động vốn, từ vốn chủ sở hữu tới vốn vay qua các kênh phát hành trái phiếu, các quỹ nước ngoài, các ngân hàng… nhằm giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và trên thực tế đã giảm được chi phí huy động vốn từ mức 12%/năm xuống 11%/năm, góp phần ổn định thanh khoản. Hiện tại, sự hợp tác giữa F88 với ngân hàng CIMB vẫn đem lại nguồn vốn ổn định cho doanh nghiệp này.
Cú “lội ngược dòng” có phải dấu hiệu phục hồi toàn thị trường?
Theo công bố mới nhất giữa tháng 6/2024, Fiin Ratings tiếp tục duy trì xếp hạng F88 ở mức BBB - nhưng đã nâng hạng triển vọng lên mức “ổn định”. Căn cứ lớn nhất để nâng hạng là “công ty đã có sự phục hồi nhất định về chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh cũng như khả năng huy động vốn trong bối cảnh xu hướng đi xuống của ngành tài chính tiêu dùng nói chung và phân khúc cho vay thay thế nói riêng trong thời gian gần đây”. Trong báo cáo của minh, đơn vị xếp hạng tín nhiệm này nhiều lần nhấn mạnh vào sự trầm lắng cũng như đà phục hồi chậm của thị trường cho vay thay thế nói riêng và thị trường cho vay tiêu dùng nói chung bằng nhận định dư nợ cho vay toàn thị trường nói chung đã giảm 21,4% trong năm 2023 và có xu hướng tăng trưởng âm trong quý I/2024.
Tuy nhiên, Fiin Ratings không kết luận việc F88 “lội ngược dòng” có phải là dấu hiệu cho sự phục hồi của toàn thị trường hay không. Mặc dù vậy, họ đã đưa ra dự báo về việc tăng điểm tín nhiệm nếu F88 tiếp tục ứng phó một cách hiệu quả với sự cạnh tranh từ các công ty cho vay khác cũng như đa dạng hơn nữa khả năng huy động vốn và nguồn thu, cải thiện biên lợi nhuận.

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2% -
Nghị quyết 68: Ngân hàng thương mại tiếp sức kinh tế tư nhân "cất cánh" -
TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững -
Quốc hội chính thức luật hóa Nghị quyết 42, “chốt” quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách