-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Cửa hàng, đại lý xăng dầu lo phải nghỉ bán vì thua lỗ, Bộ Công thương họp khẩn
Nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu đang "dọa" sẽ xin nghỉ bán với rất nhiều lý do |
Ngày 26/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã họp khẩn với các đơn vị liên quan về điều hành xăng dầu.
Theo Bộ trưởng, thị trường xăng dầu của Việt Nam được đánh giá là ổn định hơn so với tất cả các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt ngay cả trong lúc khó khăn nhất của thế giới cũng chưa khi nào thiếu nguồn cung.
Giá xăng dầu cũng cơ bản giữ được mức ổn định và luôn thấp hơn so với khu vực và thế giới, nhờ sử dụng tốt các công cụ quản lý giá như: điều tiết các khoản thuế phù hợp, điều chỉnh thuế về bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn xăng dầu.
Với 5 kỳ điều hành gần đây, do giá xăng dầu thế giới giảm dần, cùng với việc giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu MFN với xăng dầu, nên giá xăng dầu trong nước giảm.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Công thương cho biết mấy ngày gần đây, đặc biệt sau khi buộc phải tạm đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu của một số doanh nghiệp, lại xuất hiện những thông tin trên mạng xã hội, một số địa phương, thậm chí cả các cơ quan quản lý cho đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phản ánh bị thiếu hụt nguồn cung.
Lý do là một số doanh nghiệp vừa qua đã bị tạm thời tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu dẫn tới thiếu nguồn cung. Thêm nữa, các đơn vị kinh doanh cho rằng, do chiết khấu bằng không nên không có nguồn và người bán lẻ, người kinh doanh càng bán càng lỗ.
Bộ trưởng cho rằng, đây là điều hết sức không bình thường vì giá có xu hướng giảm, do xu thế của thế giới giảm nhưng nguyên nhân chính là do Chính phủ và các bộ ngành đã chỉ đạo sử dụng các công cụ thuế và quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu.
"Trong lúc giảm mà lại bảo thiếu nguồn cung. Thế giới đang cần bán, bán với giá rẻ, Việt Nam thì giảm thuế nên giá cũng rẻ. Như vậy, nguồn cung của thế giới nay đang dồi dào, nguồn cung trong nước lúc này cũng không thiếu. Vậy nhưng lại có thông tin cho rằng đang đứt gãy nguồn cung thì hết sức phi lý", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Những doanh nghiệp bị tạm đình chỉ, theo ông Diên, "chưa phải là tất cả" và chỉ tạm đình chỉ trong thời gian một tháng rưỡi, hai tháng, đã thực hiện trong thời gian qua, nhưng việc "rộ lên thông tin thiếu nguồn cung" trong những ngày gần đây, thì cần phân biệt rạch ròi thông tin.
"Từ tháng 4 bộ đã chủ động giao tăng thêm cho những doanh nghiệp nhập khẩu để cung ứng đầy đủ với lượng tăng thêm 25%, cùng với hai nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn thì đến thời điểm này cho đến hết năm không bao giờ thiếu nguồn cung. Nếu có thiếu rõ ràng đó là những hiện tượng không bình thường và cần phải xử lý", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trước đó, nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu "dọa" sẽ nghỉ bán với lý do "ôm hàng khó khăn", "không mua được hàng", "chiết khấu 0 đồng", "chiết khấu âm", thậm chí phải trả tiền cao hơn giá bán lẻ…khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ nặng.
Trên trang Diễn đàn Xăng dầu có gần 29.000 thành viên, nhiều ý kiến đề nghị "tất cả các cửa hàng bán lẻ đồng loạt làm đơn xin tạm thời nghỉ bán gửi Sở Công thương". Theo các doanh nghiệp, mức hoa hồng trên mỗi lít xăng chỉ 0 đồng, thậm chí phải bỏ thêm 2.000 - 3.000 đồng/lít để được mua xăng dầu, nhưng nguồn cung rất hạn chế.
FLC Faros sắp họp bất thường sau tin hủy niêm yết và cựu Chủ tịch bị khởi tố
FLC Faros dự kiến họp đại hội cổ đông bất thường vào ngày 15/9/2022 |
Một tuần dày đặc nhận tin xấu, CTCP Xây dựng FLC Faros (mã CK ROS) vừa công bố tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường ngay trong tháng 9.
Theo đó, cuộc họp bất thường dự kiến diễn ra vào sáng ngày 15/09/2022. Nhiều khả năng nội dung sẽ xoay quanh thông tin cổ phiếu ROS bị hủy niêm yết bắt buộc và có thể là cả thông tin khởi tố cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết vì các giao dịch mua bán cổ phiếu ROS.
Ngày 25/08, cổ phiếu ROS nhận án hủy niêm yết bắt buộc với hơn 567 triệu cổ phiếu phải rời sàn HOSE từ ngày 05/09/2022. Lý do hủy niêm yết là tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Trước đó, cổ phiếu ROS được đưa vào diện hạn chế giao dịch theo quyết định ngày 25/05/2022 do chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) năm 2021 đã được kiểm toán, hoặc BCTC bán niên đã soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định. Bên cạnh đó, ROS cũng bị HOSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/07/2022
Cùng ngày 25/08, ông Trịnh Văn Quyết và các cựu lãnh đạo ROS bị khởi tố bổ sung về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại CTCP Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an, ông Trịnh Văn Quyết, bà Trịnh Thị Minh Huế, bà Trịnh Thị Thúy Nga, bà Hương Trần Kiều Dung có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2016, các cựu lãnh đạo ROS đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1.5 tỷ đồng lên 4,300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của CTCP Xây dựng Faros và khi được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, các cựu lãnh đạo ROS đã bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Bamboo Airways và Novaland ký kết hợp tác chiến lược
Novaland và Bamboo Airways trở thành đối tác chiến lược |
Ngày 25/8/2022, Novaland đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược cùng Bamboo Airways, hướng tới mục tiêu mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ, thuận tiện, góp phần gia tăng giá trị cho khách hàng, cộng đồng bằng sản phẩm và dịch vụ của mỗi bên.
Thỏa thuận hợp tác cũng nằm trong chiến lược mở rộng các hoạt động dịch vụ du lịch của Novaland, hợp lực cùng với các doanh nghiệp khác phát huy tiềm năng, nội lực trên hành trình phát triển kinh tế du lịch bền vững.
Trước đó, NovaGroup cũng đã ký kết hợp tác với Vietnam Airlines để cùng nhau mang lại sản phẩm phong phú và gia tăng giá trị cho khách hàng của mỗi bên, cũng như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Sự hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực cùng các doanh nghiệp trong ngành hàng không đánh dấu một cột mốc mới, thể hiện tinh thần quyết tâm hợp lực phát triển của Nova nhằm nhanh chóng thu hút hàng chục triệu khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Với ưu thế từ bệ phóng vững mạnh và toàn diện NovaGroup, Novaland – thương hiệu đầu tư và
Novaland sắp phát hành tăng vốn thêm gần 5.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên tỷ USD
Nếu phát hành thành công kế thêm gần 5000 tỷ đồng, Novaland sẽ nâng vốn điều lệ lên hơn 1 tỷ USD |
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL) hôm 25/8 đã có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kế hoạch phát hành thêm gần 483 triệu cổ phần, tương đương gần 4.830 tỷ đồng, từ nguồn vốn thặng dư cổ phần.
Theo đó, Novaland của ông Bùi Thành Nhơn sẽ phát hành thêm gần 482,6 triệu cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần) với tổng trị giá gần 4.826 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 24,5% cho cổ đông hiện hữu. Mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu NVL sẽ được nhận 0,245 cổ phiếu mới.
Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Novaland sẽ tăng từ 19.498 tỷ đồng lên 24.275 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD). Nguồn vốn phát hành đến từ thặng dư cổ phần tại Báo cáo tài chính kiểm toán riêng 2021, trị giá khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.
Dự kiến, Novaland sẽ phát hành cổ phiếu nói trên trong năm 2022, sau 45 ngày kể từ khi được UBCK chấp thuận phát hành.
Trước đó, cuối năm 2021, Novaland đã phát hành hơn 456 triệu cổ phiếu (tỷ lệ phát hành là 31%) để trả cổ tức và tăng vốn thêm gần 4.600 tỷ đồng. Hồi giữa tháng 4/2022, Novaland tiếp tục tăng vốn thông qua việc phát hành 19 triệu cổ phiếu ưu đãi ESOP.
Trong quý II/2022, Công ty đã hoàn tất nhận 250 triệu USD từ nhóm quỹ đầu tư Warburg Pincus sau khi phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore vào tháng 7/2021.
Theo kế hoạch, Novaland của ông Bùi Thành Nhơn sẽ sử dụng nguồn vốn huy động được từ Warburg Pincus để tiếp tục mở rộng quỹ đất chiến lược và hoàn thành việc phát triển các dự án trọng điểm đang triển khai.
Cùng với việc dồn dập tăng vốn, Novaland cũng ghi nhận tài sản tăng mạnh. Tới cuối quý II/2022, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 239 nghìn tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD), tăng 18,6% so với đầu năm. Vay nợ cũng tăng mạnh thêm gần 7.000 tỷ đồng lên gàn 68,6 nghìn tỷ đồng.
Hàng tồn kho tăng mạnh từ mức 110 nghìn tỷ đồng hồi đầu năm lên 125,5 nghìn tỷ đồng, trong đó phần lớn là quỹ đất và dự án xây dựng dở dang.
Novaland có tiền và các khoản tương đương tiền lên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng tính tới cuối quý II/2022.
Mặc dù đặt kế hoạch cao nhưng trong 6 tháng đầu năm Novaland ghi nhận lãi sau thuế giảm gần 10% so với cùng kỳ xuống còn hơn 1.800 tỷ đồng.
Novaland gần đây mạnh đầu tư phát triển nhiều dự án bất động sản như: Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và nhận chuyển nhượng các dự án mới.
Gần đây, Novaland có xu hướng “Bắc tiến”. Tập đoàn này mới đề xuất với Ban Thường vụ tỉnh Thái Bình về ý tưởng quy hoạch xây dựng thành phố thông minh kiểu mới.
Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico và BIDV thống nhất thỏa thuận 3 bên
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico đã công bố việc ký thỏa thuận cam kết giữa hai doanh nghiệp cùng Ngân hàng BIDV |
Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico thống nhất sẽ ký thỏa thuận 3 bên với BIDV trong quý III để tách bạch tài sản thế chấp chồng chéo hiện tại.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) và Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã chứng khoán: HNG) vừa công bố nghị quyết về việc ký thỏa thuận cam kết giữa hai doanh nghiệp cùng Ngân hàng BIDV.
Thỏa thuận sẽ có tính ràng buộc giữa 3 bên. Thỏa thuận nhằm đảm bảo thực hiện xử lý tách bạch, giải chấp, giải trừ nghĩa vụ bảo đảm đối với toàn bộ tài sản nhóm HAGL Agrico là các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp và công ty con khỏi nghĩa vụ đảm bảo cho khoản trái phiếu của Hoàng Anh Gia Lai.
Sau khi tách bạch, toàn bộ tài sản của nhóm HAGL Agrico chỉ để bảo đảm cho các nghĩa vụ còn tồn đọng của chính HAGL Agrico và các công ty con tại BIDV.
Tương tự, các tài sản của nhóm Hoàng Anh Gia Lai cũng sẽ được tách bạch, giải chấp khỏi nghĩa vụ đảm bảo cho những khoản vay của nhóm HAGL Agrico tại các tổ chức tín dụng, bao gồm BIDV.
Sau khi được xử lý xong, tài sản của nhóm Hoàng Anh Gia Lai sẽ được hoàn trả, thế chấp bổ sung cho BIDV. Các tài sản này cũng chỉ đảm bảo nghĩa vụ đảm bảo cho khoản vay trái phiếu của doanh nghiệp bầu Đức.
Thời gian ký kết thỏa thuận dự kiến là trong quý III. Thỏa thuận trên còn bao gồm cam kết, bảo đảm quyền và trách nhiệm của Hoàng Anh Gia Lai, HAGL Agrico, BIDV cũng như lộ trình thực hiện những nội dung 3 bên đã cam kết.
Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức và Tổng giám đốc HAGL Agrico Trần Bảo Sơn sẽ đại diện hai doanh nghiệp đàm phán, quyết định và ký kết thỏa thuận.
Như vậy, Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico cuối cùng đã thống nhất lộ trình để giải quyết vấn đề tài sản thế chấp chồng chéo cho các khoản tín dụng tại BIDV. Từ năm 2021 trở về trước, Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico khi còn là công ty mẹ - công ty con đã sử dụng tài sản của mình để bảo đảm khoản vay cho bên còn lại.
Chính vì vậy, sau khi phía tỷ phú Trần Bá Dương tiếp quản HAGL Agrico từ tay ông Đoàn Nguyên Đức, Thaco lại chưa thể nhận các giấy chứng nhận được giấy tờ đất do chúng đang được sử dụng để cầm cố cho các khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai. Việc này gây khó khăn cho HAGL Agrico khi công ty cần bổ sung vốn nhưng không thể huy động thêm do không nắm trong tay giấy tờ pháp lý đất đai.
Tại thời điểm kết thúc tháng 6, dư nợ của Hoàng Anh Gia Lai tại BIDV là gần 6.000 tỷ đồng. Còn HAGL Agrico đang nợ BIDV hơn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, HAGL Agrico đang nợ chính Hoàng Anh Gia Lai hơn 2.000 tỷ đồng. Các con số này không thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm trước khi 3 bên chưa xử lý được vấn đề tách bạch tài sản.
Sau 6 tháng, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức đạt doanh thu gần 1.900 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế 531 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ 2021. Trong khi đó, kết quả kinh doanh của HAGL Agrico mang màu sắc ảm đạm hơn với mức lỗ ròng 670 tỷ đồng sau 6 tháng còn doanh thu chỉ đạt hơn 360 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) sẽ bán cổ phần tại Bách Hóa Xanh
MWG cho biết đang xem xét thỏa thuận bán 20% cổ phần của Bách Hóa Xanh. |
Theo Reuters, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết đã thuê cố vấn để xem xét thoả thuận bán 20% cổ phần của chuỗi cửa hàng tạp hóa Bách Hoá Xanh. Có nguồn tin cho biết định giá doanh nghiệp sẽ lớn hơn 1,5 tỷ USD.
Đại diện của MWG thông báo cho Reuters qua email rằng: "Chúng tôi đã lựa chọn một cố vấn và đang làm việc cùng nhau để chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho thương vụ".
"Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 1 của năm 2023", đại diện trên cho biết, tuy nhiên người này từ chối bình luận về định giá với lý do bảo mật.
Một trong những nguồn tin nói với Reuters rằng, thương vụ này có khả năng sẽ thu hút sự quan tâm từ các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế cũng như các nhà đầu tư tài chính.
MWG do ông Nguyễn Đức Tài đồng sáng lập và điều hành, có giá trị thị trường 4,2 tỷ USD. Công ty đang cải tiến và tự động hóa các hoạt động phụ trợ của Bách Hóa Xanh để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Website của MWG có tin vừa tổ chức một đợt tuyển dụng hơn 3.000 nhân viên tại Bách Hóa Xanh.
Bách Hoá Xanh thành lập từ năm 2015, là một chuỗi siêu thị nhỏ chuyên bán thực phẩm tươi sống và các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Hiện Bách Hoá Xanh có hơn 1.700 cửa hàng tại các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ và đứng thứ 3 trong top các nhà bán lẻ tạp hóa hiện đại lớn nhất cả nước tính theo doanh thu.
Ngoài Bách Hoá Xanh, MWG còn đang điều hành chuỗi bán lẻ điện thoại lớn nhất Việt Nam theo thị phần là Thế Giới Di Động và chuỗi bán lẻ điện máy lớn nhất cả nước là Điện Máy Xanh.
Ngoài ra, MWG còn đang có mặt tại Campuchia và Indonesia thông qua hoạt động kinh doanh chuỗi bán lẻ điện tử tiêu dùng.
Quý II, lợi nhuận ròng của MWG giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.130 tỷ đồng (48,15 triệu USD), trong khi doanh thu tăng 8,5%. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MWG đã tăng 28% trong năm qua.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) sẽ bán cổ phần của Bách Hóa Xanh
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025