
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển
Suy thoái kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và thị trường CNTT nói riêng. Nhiều doanh nghiệp CNTT có lợi nhuận tăng trưởng âm, thậm chí lỗ, FPT cũng có lợi nhuận chỉ đi ngang.
Trong bối cảnh ấy, việc FPT hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho năm 2015 có vẻ gây bất ngờ với giới phân tích, bởi thời điểm đầu năm khi công bố kế hoạch được cho là “táo bạo” này, nhiều CTCK đều đưa ra quan điểm thận trọng và dự đoán công ty này sẽ chỉ đạt được dưới mức kế hoạch lợi nhuận khoảng 3%.
“Soi” kỹ vào bức tranh lợi nhuận của FPT, có thể thấy, có cơ sở để tin rằng tập đoàn này có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng đúng như quỹ đạo đã đề ra.
Cụ thể, khối Công nghệ, vốn được coi là mũi nhọn của FPT vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2015 với mức tăng lợi nhuận 25% so với năm 2014. Trong đó, mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục là đểm sáng khi chiếm đến 84% doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT, và lợi nhuận tăng trưởng tốt ở mức 23%.
Mảng giải pháp phần mềm - một trong hai phần cấu thành doanh thu Phát triển phần mềm của FPT, có doanh thu chủ yếu từ thị trường trong nước cũng ghi nhận mức hồi phục đáng kể với doanh thu đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 69% và lợi nhuận trước thuế 98 tỷ đồng, tăng tới 7.407% so với năm 2014.
Dịch vụ CNTT, một trong những nguyên nhân đẩy lùi lợi nhuận của khối công nghệ năm 2014, cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể với tăng trưởng lợi nhuận 26%.
Trong khối công nghệ, mảng tích hợp hệ thống chưa phục hồi như kỳ vọng khi ngân sách chính phủ khó khăn và thị trường ngày càng cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc suy giảm của mảng tích hợp hệ thống không hông hẳn là tín hiêu xấu và bản thân FPT đã xác định chiến lược tăng trưởng bằng xuất khẩu phần mềm đối với thị trường nước ngoài, và ngay cả thị trường trong nước, FPT cũng xác định đầu tư cho các giải pháp cho các ngành kinh tế, thay vì tập trung vào phần cứng (tích hợp hệ thống) như trước.
Bên cạnh đó, việc ký được nhiều hợp đồng lớn tại thị trường nước ngoài, và tham gia hàng loạt những dự án giải quyết bài toán xã hội theo hình thức thuê dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước trong năm 2015 được kỳ vọng sẽ tạo động lực phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ cho mảng kinh doanh công nghệ trong nước của FPT trong các năm tiếp theo.
Thông tin cho biết, khối Viễn thông tiếp tục là khối đóng góp tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất của FPT, và ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tích cực 10%. Năm 2015, FPT đã hoàn thành chuyển đổi hạ tầng quang cho khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.
Trong khi đó, lĩnh vực bán lẻ các sản phẩm công nghệ tiếp tục là động lực tăng trưởng của khối Phân phối - Bán lẻ FPT trong năm 2015. Cụ thể, lợi nhuận mảng này tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế với mức tăng 335%, tức tăng gấp 4 lần so với năm 2014.
Bên cạnh đó, định hướng chiến lược toàn cầu hóa của FPT vẫn đang có những chuyển biến tích cực. Năm 2015, lợi nhuận từ thị trường nước ngoài của tập đoàn này đạt 674 tỷ đồng, tương đương 31 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ, đóng góp 23% vào lợi nhuận trước thuế.
Trong khi đó, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đã tăng 41%, vượt kế hoạch trung bình cho 5 năm sắp tới ở mức 34%, để có thể đạt được mục tiêu 1 tỷ USD từ thị trường toàn cầu mà tập đoàn này đặt ra đến năm 2020.
Mặc dù có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn tại thị trường trong nước do mức chi cho CNTT của các cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp ở mức thấp, nhưng với triển vọng chung khá tích cực ở các mảng kinh doanh còn lại, FPT đang là cổ phiếu được giới phân tích đánh giá khá tích cực. Gần đây, báo cáo của một CTCK cũng nhận định: “FPT là một trong số ít bluechip có tăng trưởng tốt về hoạt động kinh doanh cốt lõi và định giá PE tương đối thấp”.

-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển -
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng -
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Bộ Công thương tiến hành sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu