-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
9 tháng 2017, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng 28% so với cùng kỳ 2016. |
Xuất khẩu nhóm hàng chế biến chế tạo lập kỷ lục
Hiệp định VKFTA chính thức có hiệu lực từ 20/12/2015 đã tiếp thêm đà tăng trưởng về thương mại 2 chiều Việt Nam-Hàn Quốc. Đó là khẳng định của Bộ Công thương tại Hội thảo về "Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vận dụng FTA Việt - Hàn" mới đây.
Bộ Công thương nhận định, các số liệu thống kê kim ngạch thương mại hai chiều đối với các mặt hàng cắt giảm thuế theo VKFTA luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Trong năm 2016, năm đầu tiên thực hiện VKFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng 28%, gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.
Hiện nay có hơn 6.324 dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam trong các lĩnh vực chủ yếu là thiết bị điện tử, dệt may, với tổng vốn đầu tư đăng ký 58,8 tỷ USD.
9 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã đạt 45,09 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc kim ngạch hàng hóa trị giá 10,68 tỷ USD và nhập khẩu từ Hàn Quốc 34,41 tỷ USD.
Bộ Công Thương
Đơn cử, Nhóm hàng chế biến chế tạo là nhóm hàng dẫn dắt sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc, với kim ngạch 5,4 tỷ USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ. Nhóm hàng nông thủy sản đạt gần 500 triệu USD, tăng 29,3%.
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, sau 25 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, mối quan hệ hai nước đã phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực và được thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ đầu tư và thương mại.
Thương mại hai chiều đã tăng hơn 86 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 (khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao) lên 43,4 tỷ USD vào năm 2016.
Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc.
9 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã đạt 45,09 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc kim ngạch hàng hóa trị giá 10,68 tỷ USD và nhập khẩu từ Hàn Quốc 34,41 tỷ USD.
Ông Park Chulho, Tổng giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội (KOTRA Hà Nội) cho biết, xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc còn tăng mạnh trong những năm tới khi các dự án của doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm này sang Hàn Quốc và các quốc gia khác, điển hình và tiềm năng nhất có thể kể đến là mặt hàng về đồ điện tử.
Nhưng vẫn lo nhập siêu
Ông Han Kyung Joon, Phó giám đốc Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết: Việt Nam và Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng lớn về đầu tư và thương mại.
Với việc VKFTA chính thức có hiệu lực từ 20/12/2015, hợp tác về đầu tư và thương mại giữa hai nước càng được tiếp thêm đà tăng trưởng. Đặc biệt, với hơn 6.300 doanh nghiệp Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư kinh doanh vào Việt Nam sẽ là nguồn lực lớn để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hàn Quốc trong những năm tới.
Tính đến tháng 9/2017, Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, với 6.324 dự án và tổng số vốn đăng ký 55,8 tỷ USD.
Để giảm thiểu thâm hụt thương mại, từng bước cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, ông Han Kyung Joon cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp cận, tìm hiểu thông tin, nội dung mà hai bên đã cam kết trong VKFTA để vận dụng quy tắc xuất xứ một cách có hệ thống và hiệu quả.
Liên quan đến câu chuyện nhập siêu, ông Bùi Huy Sơn lý giải, trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa 2 nước thì Việt Nam đã nhập siêu từ Hàn Quốc diễn ra từ nhiều năm chứ không phải khi có VKFTA mới như vậy.
Thực tế, hoạt động nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm giá trị lớn là bởi Việt Nam nhập nhiều máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất, trong khi xuất khẩu sang Hàn Quốc bên cạnh nhóm cơ khí chế tạo, những năm gần đây mới xuất hiện thì chủ yếu vẫn là xuất khẩu nhóm nông thủy sản, mà giá trị của nhóm nông thủy sản sẽ thấp hơn nhóm hàng công nghiệp.
“Chúng ta tham gia hội nhập sâu, không thể nhìn vào quan hệ đối tác với 1 nước mà phải nhìn vào kết quả chung của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Tất nhiên, về phía quản lý nhà nước, thì chúng tôi vẫn luôn tìm nhiều cách để thu hẹp khoảng cách và giảm bớt nhập siêu, trước hết là từ thi trường Hàn Quốc, và trên thực tế ta đã thấy, định hướng của chúng ta là thu hẹp nhập siêu, tăng xuất khẩu chứ ko phải bằng cách sửu dụng rào cản, chính sách bảo hộ”, ông Sơn nhấn mạnh.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025