-
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu khủng hơn 3.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 5/2/2025 -
Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt được giao lãi 7 tỷ đồng trong năm 2025 -
Vietjet đạt hiệu quả kinh doanh năm 2024 cao nhất từ sau đại dịch Covid-19 -
Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn -
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục
Ông Nguyễn Duy Linh (ngoài cùng bên phải) trả lời chất vấn của HĐQT trong chương trình |
Chuyên xuất khẩu đồ gỗ ra nước ngoài, nhưng do những khó khăn về thị trường, nên chỉ riêng trong quý I/2013, Công ty TNHH Đăng Long (Đồng Nai) giảm 30% lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.
Bởi vậy, giải pháp mà ông Đặng Văn Long, Giám đốc Công ty nghĩ tới là quan tâm đến kênh tiêu thụ nội địa và sẵn sàng đầu tư lâu dài để có chỗ đứng tại thị trường này.
Nhưng một thực tế mà ngay cả CEO của Công ty Gỗ Đức Thành cũng không ngờ tới, đó là đường về lại gập ghềnh, khó đi đến vậy.
Trước đây, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, nói chính xác là chuyên gia công theo thiết kế của đối tác nước ngoài, nên Công ty không phải lo thị trường, cũng chẳng phải lo bán từng sản phẩm. Nhưng quay về với thị trường nội địa lại khác, phải tự mình xây dựng hệ thống phân phối, rồi lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp, tìm khách hàng tiềm năng, thậm chí cả triển khai các chiến dịch marketing... Rất nhiều việc phải làm, đầu tư không ít, mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả.
Cũng có chung cảm giác “té ngửa” ấy là CEO của Công ty cổ phần Thủy sản Mekong (Cần Thơ). Công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, nên đương nhiên, sản phẩm đều là đồ đông lạnh. Nhưng để quay về thị trường nội địa, ông Lương Hoành Mãnh, Chủ tịch HĐQT Công ty, mới phát hiện ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam đa phần chỉ thích hải sản tươi sống. Giá cả cũng là một trong những lý do khiến sản phẩm thủy, hải sản xuất khẩu khó chuyển sang tiêu thụ ở thị trường nội địa. Muốn trở về thành công, buộc Công ty phải thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh, phải đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thiết lập kênh phân phối.
Đây là câu chuyện có thực của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình về với thị trường nội địa. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp Việt đã thành công trong chinh phục thị trường nội địa, sau một thời gian mải mê chinh chiến ở nước ngoài. Tập đoàn Dệt may (Vinatex) là ví dụ điển hình. Vinatex đã tích cực triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chú trọng ưu tiên phát triển, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, với mục tiêu doanh thu nội địa tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%/năm và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đạt 60% vào năm 2015.
“Doanh nghiệp chỉ có thể quay trở về thị trường nội địa thành công khi có chiến lược bài bản, bền bỉ, chịu đầu tư, thậm chí chấp nhận thua thiệt trong thời gian đầu”, một vị chuyên gia nhận xét và cho rằng, con đường trở về sẽ cực kỳ khó khăn khi doanh nghiệp chỉ coi thị trường nội địa là nơi trú ẩn tạm thời, thiếu chiến lược và không có nghiên cứu một cách khoa học, cụ thể.
Với tình hình làm ăn khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp khó có nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thiết lập kênh phân phối. Làm việc này vốn dĩ không đơn giản, mà có khi phải mất vài năm mới mang lại kết quả. “Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, ít nhất trong năm nay, vẫn tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, còn việc tìm đầu ra ở thị trường nội địa vẫn là câu chuyện dài”, lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng thủy sản phát biểu.
Như vậy, câu chuyện nằm ở sự lựa chọn của lãnh đạo của các doanh nghiệp. Nếu bạn là CEO của một công ty chuyên xuất khẩu da giày, nay gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài, bạn sẽ quyết định thế nào?
Câu trả lời nhận được từ ông Nguyễn Duy Linh, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, là trong ngắn hạn, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề về tiền mặt, đề nghị các đối tác giãn nợ, trích giảm lợi nhuận để hỗ trợ marketing và bán hàng cho các nhà phân phối…. “Còn về trung và dài hạn, sẽ nghiên cứu phương án quay về thị trường nội địa và tập trung phát triển cả thị trường nước ngoài”, ông Linh nói.
Ông Nguyễn Duy Linh chính là vị CEO tham gia Chương trình CEO - Chìa khóa thành công phiên bản 2013 kỳ này, với chủ đề “Điều chỉnh chiến lược - Trở về thị trường nội địa”. Chương trình phát sóng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào 10h sáng Chủ nhật (12/5) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (13/5).n
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự tài trợ của Công ty cổ phần Traphaco thông qua nhãn hàng Thuốc bổ não Cebraton.
Nguyên Đức
-
Vietjet đạt hiệu quả kinh doanh năm 2024 cao nhất từ sau đại dịch Covid-19 -
Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn -
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục -
Viettel Post đề xuất đầu tư 2 nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024