
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, có chi phí đầu tư 34.516 tỷ đồng, do VEC làm chủ đầu tư.
Chiều dài toàn tuyến của dự án này là 139,204 km, được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I dài 65 km từ TP. Đà Nẵng tới TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), thông xe tháng 8/2017; giai đoạn II có tổng chiều dài hơn 74 km, từ TP. Tam Kỳ đến TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi).
Đây là dự án bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng trong quá trình đầu tư, xây dựng. Chất lượng thi công không đảm bảo, nên chỉ sau thời gian ngắn đưa vào khai thác sử dụng, tuyến đường đã xuất hiện nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng tới quá trình vận hành, an toàn giao thông.
Theo điều tra của Bộ Công an, tại giai đoạn I của Dự án, 36 đối tượng thuộc chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát đã có hành vi vi phạm quy định về đầu tư, xây dựng, dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 812 tỷ đồng.
Tại giai đoạn II, Dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), do Tổ chức tư vấn CDM Smith Inc của Mỹ thực hiện giám sát thi công. Các nhà thầu gồm liên danh Tổng công ty Xây dựng số 1 - Tập đoàn Lotte E&C; Posco E&C (Hàn Quốc); Tập đoàn Shandong Luquao Group.,Ltđ; Jiangsu Provincial Transportation Engineering Group Co.,Ltđ (Trung Quốc) thực hiện thi công xây lắp.
Trong quá trình triển khai, nhiều lãnh đạo VEC gồm ông Mai Tuấn Anh, cựu Chủ tịch HĐQT; Trần Văn Tám, cựu Tổng giám đốc; Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào là 2 cựu Phó tổng giám đốc; Hoàng Việt Hưng và Nguyễn Tiến Thành, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án đã để xảy ra nhiều sai phạm.
Theo đó, các bị cáo này và 16 đồng phạm thuộc các nhà thầu thi công dự án, đơn vị tư vấn giám sát thi công đã không tuân thủ quy định từ khâu lựa chọn vật liệu nguồn, thiết kế phối trộn, thi công thử đến thi công đại trà các lớp vật liệu.
Khi tiến hành nghiệm thu không thực hiện đo cường độ mô-đun đàn hồi trên các lớp vật liệu; nhiều hạng mục thi công vẫn được nghiệm thu dù vắng mặt đại diện Ban Quản lý dự án.
Thêm vào đó, dù Dự án được thi công từ năm 2014, nhưng đến tháng 12/2016, ông Mai Tuấn Anh mới ký quyết định thành lập Hội đồng Nghiệm thu cơ sở. Sau khi thành lập, hội đồng này cũng không tiến hành đánh giá chất lượng các hạng mục thi công hoàn thành trước đó.
Ngoài ra, các bên có trách nhiệm nghiệm thu cũng không thực hiện đúng quy trình nghiệm thu, dẫn đến các hạng mục hoàn thành không kiểm soát được chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án; gây hư hỏng khi vận hành khai thác.
Cơ quan điều tra xác định, Hội đồng Nghiệm thu cơ sở đã không tiến hành nghiệm thu hoàn thành chuyển bước giai đoạn thi công tổng thể nền đường, tổng thể mặt bằng.
Các bị cáo Mai Tuấn Anh, Trần Văn Tám bị cáo buộc đã buông lỏng quản lý, không kiên quyết chỉ đạo để kịp thời khắc phục các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án về nguồn vật liệu, công tác thi công và nghiệm thu; không có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công, dẫn đến thi công không đúng thiết kế, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Những hành vi vi phạm của các bị cáo được xác định là nguyên nhân khiến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn lập hồ sơ nghiệm thu hoàn công; đánh giá chất lượng thi công đảm bảo để được thanh toán theo dự toán đã phê duyệt và đưa công trình vào khai thác, sử dụng, dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước hơn 460 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng cũng xác định, có 27 đối tượng người nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Philippines, Australia) đã thực hiện các hành vi phạm tội liên quan tới các gói thầu thuộc giai đoạn II, nhưng đều đã về nước trước khi khởi tố vụ án.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp đến cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia trên, song đến nay chưa có kết quả nên đã ra quyết định gác vụ án để giải quyết sau.
Hiện, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ấn định lịch xét xử sơ thẩm đối với 22 bị cáo liên quan tới vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vào sáng ngày 25/9/2023.

-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh -
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị đề nghị phạt từ 14-15 năm tù -
Ninh Thuận chấm dứt hoạt động Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể -
UBND Bình Phước nói gì về bức xúc của Tập đoàn Sơn Hải liên quan gói thầu đường cao tốc 880 tỷ đồng -
Hơn 1.600 tấn chất thải công nghiệp độc hại bị chôn lấp trái phép tại Hà Nội
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới