
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Ở kịch bản thương mại mở, các chuyên gia Boston Consulting và HSBC cho rằng giá trị thương mại sẽ tăng từ 2-2,6 điểm phần trăm mỗi năm, kích thích GDP tăng trưởng từ 1,8-2,3 điểm phần trăm cùng năm. |
Nhận định trên được các chuyên gia Boston Consulting Group và HSBC đúc kết và chỉ ra trong Báo cáo "10.000 tỷ USD cho thương mại mở" vừa được gửi lên chính phủ các nước G20. Báo cáo "10 nghìn tỷ đô la Mỹ cho Thương mại mở" do Boston Consulting Group và HSBC phối hợp thực hiện cho rằng thuế quan cao và hạn chế thương mại có thể khiến GDP toàn cầu hao hụt 10.000 tỷ USD mỗi năm, làm chậm khả năng hồi phục kinh tế sau Covid-19.
Sử dụng mô hình đã được kiểm chứng để phân tích tác động của dòng chảy thương mại đối với tăng trưởng kinh tế, nhóm nghiên cứu đã so sánh 2 kịch bản về dòng chảy hàng hóa giữa các nước G20. Cụ thể, ở kịch bản thứ nhất (kịch bản thương mại mở), hoạt động thương mại được duy trì với độ mở cao và dựa trên các quy tắc còn ở kịch bản thứ hai (kịch bản thương mại bảo hộ), mức độ hạn chế thương mại được đẩy lên mức tối đa, trong đó có việc tăng các mức thuế quan bình quân trên toàn cầu và tiếp tục áp thuế quan liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, trong năm đầu tiên, cả hai kịch bản đều có tác động kinh tế tương tự nhau, nhưng sau đó chúng bắt đầu chuyển hướng. Theo kịch bản bảo hộ, giá trị hàng hóa giao dịch và GDP đều chững lại, trong khi ở kịch bản thương mại mở, giá trị thương mại tăng từ 2-2,6 điểm phần trăm mỗi năm, kích GDP tăng trưởng từ 1,8-2,3 điểm phần trăm mỗi năm. Kết quả nghiên cứu trên chỉ mới căn cứ vào thương mại hàng hóa. Nếu bao gồm cả thương mại dịch vụ, tác dụng của việc nới lỏng các hạn chế thương mại sẽ cao hơn.
Ông Sukand Ramachandran, Giám đốc điều hành của Boston Consulting Group, cho biết: "Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải vật lộn với các tác động của đại dịch Covid-19, phân tích trên cho thấy thương mại có lợi cho mọi quốc gia, cũng như nền kinh tế toàn cầu nói chung".
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các biện pháp hạn chế nhập khẩu được áp dụng từ năm 2019 mà vẫn còn hiệu lực có tác động đến khoảng 10,3% giá trị nhập khẩu của các nước G20, tương đương khoảng 1.600 tỷ USD.
Bà Natalie Blyth, Giám đốc toàn cầu Khối thương mại và khoản phải thu của HSBC, đánh giá thương mại được thể hiện đúng vai trò của mình trong việc đảm bảo sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 và các chính sách (thương mại - BTV) cởi mở hơn sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu có một khởi đầu thuận lợi được đóng đếm bằng hàng ngàn tỷ USD.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”