-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
Theo đó, Gelex dự kiến mua lại hai đợt phát hành trái phiếu trong năm 2020. Trong đó, đối với trái phiếu 1, Công ty mua lại 135,2 tỷ đồng trái phiếu trong tổng 200 tỷ đồng, chiếm 67,6% tổng lượng trái phiếu đang lưu hành và dự kiến mua lại là ngày 22/7/2022. Được biết, đây là trái phiếu phát hành ngày 22/7/2020 và đáo hạn ngày 22/7/2023 với lãi suất cố định 10%/năm trong 2 năm đầu. Như vậy, Gelex đã mua trước hạn 1 năm.
Đối với trái phiếu 2, Công ty dự kiến mua lại 69,7 tỷ đồng trong tổng 200 tỷ đồng đã phát hành, chiếm 34,85% tổng lượng đang lưu hành và dự kiến mua là ngày 23/7/2022. Được biết, đây là trái phiếu phát hành ngày 23/7/2020 và đáo hạn ngày 23/7/2023 với lãi suất cố định 10%/năm trong 2 năm đầu. Như vậy, Công ty dự kiến mua trước hạn 1 năm.
Nếu thực hiện mua lại thành công, Gelex sẽ mua lại thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn 1 năm.
Trước đó, từ 19/5 đến 17/6, Gelex đã mua lại tới 1.422,3 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Cụ thể, ngày 19/5, Gelex đã mua lại 300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, trái phiếu phát hành ngày 19/5/2021 và đáo hạn 19/5/2024; ngày 19/5, Gelex mua lại lô 500 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 31/12/2021 và đáo hạn ngày 31/12/2024; ngày 17/6, Gelex mua lại toàn bộ lô 400 triệu trái phiếu phát hành ngày 15/4/2020 và đáo hạn ngày 15/4/2023 (kỳ hạn 3 năm); ngày 17/6, Gelex tiếp tục mua thêm 222,3 tỷ đồng trong tổng 300 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 13/5/2020 và đáo hạn 13/5/2023 (kỳ hạn 3 năm).
Được biết, bối cảnh mua lại trái phiếu trước hạn của Gelex khi hàng loạt doanh nghiệp đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 12.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính tới cuối tháng 4/2022 (sau sự kiện thu hồi lô trái phiếu Tân Hoàng Minh), tổng lượng trái phiếu mua trước hạn là 24.700 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Như vậy, trong tháng 4/2022, lượng trái phiếu mua lại là 11.900 tỷ đồng, gần bằng lượng mua lại trong cả quý I/2022.
Theo SSI Research: “Sau việc hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu nhóm doanh nghiệp của Tân Hoàng Minh bị huỷ bỏ, các doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Trên thực tế, các doanh nghiệp bất động sản trong tháng 4 chỉ phát hành 820 tỷ đồng, giảm mạnh so với các tháng trước đó”.
Xét về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Gelex đặt kế hoạch tổng doanh thu 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.618 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 27,3% so với thực hiện trong năm 2021.
Trong năm tài chính, đối với mảng phát triển dự án năng lượng, công ty dự kiến phát triển có chọn lọc và giải ngân đầu tư theo từng giai đoạn để phát triển dự án trong danh mục đã chuẩn bị đầu tư như: cụm Điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW); Điện gió Gia Lai (100 MW), Điện gió Đak-lak (200MW), điện mặt trời trang trại Bình Phước 1,2 (480MW), LNG Long Sơn và các dự án tiềm năng khác. Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến tìm kiếm các cơ hội M&A các dự án năng lượng tái tạo…
Đối với mảng sản xuất và cung cấp nước sạch, tiếp tục triển khai đầu tư các hạng mục còn lại giai đoạn 2 nâng công suất Nhà máy nước sạch Sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm, mục tiêu hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng các hạng mục của dự án Giai đoạn 2 vào quý IV/2024.
Đối với bất động sản khu công nghiệp, tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng tại các khu công nghiệp đang triển khai; khởi công, đầu tư khu công nghiệp mới. Triển khai các bước công việc chuẩn bị đầu tư gần 1.900 ha các khu công nghiệp mới. Khảo sát, nghiên cứu phát triển 4.300 ha khu công nghiệp/tổ hợp khu công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị mới…
Riêng quý I/2022, Công ty thực hiện được 8.645 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 96% và đạt 24% kế hoạch năm; lãi trước thuế 901 tỷ đồng, tăng 170% và đạt 34% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 694 tỷ đồng, tăng 138%.
Gelex lý giải lợi nhuận quý I/2022 tăng mạnh chủ yếu nhờ việc sở hữu chi phối Tổng công ty Viglacera (mã VGC) từ quý II/2021 với tỷ lệ 50,2% và hợp nhất vào báo cáo hợp nhất công ty mẹ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/7, cổ phiếu GEX tăng 300 đồng lên 19.850 đồng/cổ phiếu.
-
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới -
Nhà đầu tư trái phiếu cần thêm “menu” để lựa chọn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025