
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Lợi nhuận quý III hơn nghìn tỷ, vượt 86% kế hoạch cả năm sau 9 tháng
Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III với lợi nhuận đạt mức tăng trưởng 65% so với cùng kỳ. Cùng kết quả kinh doanh các quý trước, Genco 3 tiếp tục vượt xa mức lợi nhuận kế hoạch đề ra đầu năm.
Riêng trong quý III, doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 8.762 tỷ đồng, lợi nhuận gộp xấp xỉ 894 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng của Genco 3 đạt 28.397 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng giảm 11%, còn hơn 2.948 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 bùng phát tại khu vực miền Nam, đã khiến hoạt động tại các nhà máy sản xuất phải ngưng trệ. Nhu cầu tiêu thụ điện giảm, sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện, gồm cả Genco 3, do vậy cũng thu hẹp đáng kể. Tổng lượng điện sản xuất toàn hệ thống điện của công ty trong tháng 9 đạt 19,33 tỷ kWh, giảm 10% so với cùng kỳ và ước đạt 192,55 tỷ kWh lũy kế 9 tháng đầu năm, vẫn tăng nhẹ 3,6%.
Doanh thu và chi phí tài chính tích cực hơn là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận. Riêng chi phí lãi vay 9 tháng đã tiết giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 938 tỷ đồng. Đồng nội tệ trong nước mạnh lên cũng giúp các doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ lớn như Genco 3 hưởng lợi. Lãnh đạo công ty cho biết lãi chênh lệch tỷ giá quý vừa qua đạt 541 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 100 tỷ đồng. Doanh thu tài chính quý III nhờ vậy đạt 622 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ thu về hơn 32,5 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm, nguồn doanh thu này cũng cao gấp hơn 6 lần, đạt 1.257 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý III của Genco 3 vẫn tăng 65% so với cùng kỳ lên 1.059 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất đạt 2.975 tỷ đồng, gấp 2 lần mức lãi đạt được cùng kỳ năm trước và cũng là mức cao kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp này cổ phần hoá và lên sàn năm 2018. Lợi nhuận công ty mẹ cũng cao gần gấp đôi, đạt 2.863 tỷ đồng.
Từ nửa đầu năm, Genco 3 đã sớm vượt 17% kế hoạch lợi nhuận đề ra. Với khoản lãi hơn nghìn tỷ đồng quý III vừa qua, Genco 3 hiện đã vượt 86% kế hoạch cả năm sau 9 tháng.
Tiếp tục giảm gánh nặng nợ vay
![]() |
Quy mô nợ phải trả của Genco 3 liên tục giảm các năm gần đây - Nguồn: BCTC |
Đến cuối quý III/2021, các khoản nợ phải trả của Genco 3 tiếp tục được thu hẹp, đạt xấp xỉ 53.776 tỷ đồng, giảm 4.160 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đều đồng loạt giảm. Giá trị các khoản vay tính lãi trên đạt tổng cộng 45.062 tỷ đồng, giảm gần 12% so với thời điểm đầu năm. Đây cũng là nguyên nhân chính kéo chi phí lãi vay các kỳ kinh doanh gần đầy giảm xuống.
Tỷ lệ nợ vay của Genco 3 đến ngày 30/9 đã giảm còn 76,2% từ mức 79,5% thời điểm đầu năm. Trong khi nợ vay liên tục giảm, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp này cũng tăng khá nhờ gia tăng phần lợi nhuận để lại qua các kỳ.
Vốn điều lệ của Genco hiện đạt gần 11.235 tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/9 là 4.418 tỷ đồng, tương đương 39,3% quy mô vốn điều lệ.
Quy mô tổng tài sản của công ty đạt 70.557 tỷ đồng, tương đương hơn 3,1 tỷ USD. Các khoản tiền và tiền gửi ngân hàng tại Genco 3 đến cuối quý III đạt gần 5.760 tỷ đồng, chiếm 8,16% tổng tài sản của công ty.
Phần lớn tài sản đang nằm ở tài sản cố định (các nhà máy điện) với giá trị tại ngày 30/9 gần 45.460 tỷ đồng. Genco 3 là doanh nghiệp điện lớn, đóng góp tới gần 13,6% tổng sản lượng điện quốc gia năm 2020. Công ty đang quản lý nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, nhiệt điện Vĩnh Tân, nhiệt điện Mông Dương và thủy điện Buôn Kuốp.
Ngoài ra, Genco 3 cũng có các khoản đầu tư tài chính vào cổ phần một số doanh nghiệp ngành điện với tổng giá trị đầu tư 2.250 tỷ đồng. Trong đó lớn nhất là phần vốn góp 30,55% tại Vĩnh Sơn Sông Hinh với giá trị đầu tư theo sổ sách là 1.179 tỷ đồng.
Cổ phiếu PGV của Genco 3 hiện giao dịch trên sàn UPCoM và có kế hoạch chuyển sàn niêm yết trên HoSE, theo nội dung đã được cổ đông thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. Bứt phá mạnh về giá cổ phiếu hồi cuối tháng 8/2021, “ông lớn” ngành điện đã cán mốc vốn hóa tỷ đô. Đến phiên giao dịch ngày 29/10, giá cổ phiếu PGV đóng cửa ở mức 32.000 đồng/cổ phiếu, tương đương quy mô vốn hóa thị trường đạt 35.950 tỷ đồng, đứng thứ 42 toàn thị trường về quy mô vốn hóa.

-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để giảm áp lực tài chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng