-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Quỹ đầu tư Genesia Ventures chính thức hoàn tất gọi vốn cho Fund thứ 3 của mình, với tổng số vốn gọi được là 15 tỷ Yên (tương đương với 110 triệu USD).
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường với dòng tiền ngày càng trở nên đắt đỏ và khan hiếm như hiện nay, việc hoàn tất gọi vốn cho Fund thứ 3 này của quỹ là một điều rất đáng trân trọng.
Hành trình phát triển của quỹ đầu tư Genesia Ventures giống như một công ty startup, luôn nỗ lực kiên trì mở rộng phát triển qua từng Fund của mình. Kể từ khi thành lập tại Tokyo năm 2016 tới nay, quỹ đã có 3 Fund, tập trung đầu tư vào các startup ở giai đoạn sớm, từ Pre-seed tới Pre-series A.
Cụ thể, Fund đầu tiên với AUM (tổng tài sản quản lý đầu tư) là 35 triệu USD được hoàn tất gọi vào tháng 12/2017. Với Fund này, quỹ đã đầu tư vào tổng cộng 47 công ty startup khác nhau tại Nhật Bản và Đông Nam Á.
Tiếp theo, với Fund thứ 2 quỹ đã huy động được hơn 70 triệu USD vào tháng 10/2020. Từ Fund này quỹ đã đầu tư vào tổng cộng 59 công ty startup cũng tại 3 thị trường chính: Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam.
Theo bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia của Genesia Ventures, mặc dù Fund thứ 3 được huy động vào đúng giai đoạn thị trường tài chính toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
M Village – startup mới do Nguyễn Hải Ninh sáng lập nhận được khoản đầu tư của Fund thứ 3, kỳ vọng trở thành dịch vụ lưu trú lớn nhất cả nước vào năm 2024 |
Giống như các công ty startup sau khi hoàn tất các vòng gọi vốn, Genesia Ventures thông qua hoạt đồng đầu tư khởi nghiệp của mình, để từng bước chinh phục 6 thách thức lớn của xã hội.
Cụ thể đó là: Nền kinh tế tuần hoàn; Làm giàu đời sống con người; Bình đằng về thông tin và cơ hội; Cộng sinh - Cùng tồn tại phát triển; Xây dựng xã hội lành mạnh; Phát triển tri thức.
Để hiện thực hoá tầm nhìn của mình ở quy mô rộng lớn hơn, từ Fund thứ 3 này quỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại thị trường Đông Nam Á, đồng thời mở rộng hoạt động đầu tư tại Ấn Độ - thị trường đông dân nhất thế giới và có hệ sinh thái startup năng động bậc nhất châu lục.
Bằng những lợi thế đặc biệt của quỹ khi có đầy đủ sự hiện diện hoạt động tích cực tại các thị trường: Nhật Bản, Đông Nam Á, và sắp tới là Ấn Độ, quỹ kỳ vọng có thể tăng cường sự chuyển giao nguồn lực, network, thông tin và kiến thức giữa các thị trường.
Qua đó tạo nhiều giá trị cộng hưởng, giúp các startup quỹ đầu tư và đồng hành có thể học hỏi lẫn nhau, tăng cường liên kết, cùng nhau phát triển.
Tại Việt Nam, quỹ đã đầu tư vào 12 công ty startup khác nhau. Trong đó, Fund thứ nhất đã đầu tư vào 2 công ty (Homedy, Luxstay), Fund thứ 2 đã đầu tư vào 7 công ty (Kamereo, Manabie, eDoctor, BuyMed, Vietcetera, Fundiin, Selly).
Và với Fund thứ 3, quỹ đã đầu tư vào M Village, Rootopia và Wareflex. Với nguồn lực mới là 110 triệu USD, quỹ quyết tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các công ty startup có tiềm năng phát triển tốt nhất và chia sẻ cùng tầm nhìn mục tiêu chung với quỹ tại thị trường Việt Nam.
Trong thị trường đầu tư mạo hiểm nói chung, có thể phải chờ tới cả thập kỷ thì nhà đầu tư dẫn dắt đó mới có thể thể nhìn thấy công ty mình dẫn dắt đầu tư đó có thành công và mang lại lợi nhuận thật sự hay không.
“Đầu tư mạo hiểm thì tỷ lệ đầu tư không thành công khá cao, mà theo thống kê, thì con số đó phải tới 75%. Với quy chế thưởng - phạt khá gắt gao của quỹ khiến mỗi nhà đầu tư phải vô cùng kỷ luật trong đầu tư, không cho phép đầu tư dễ dãi. Và một khi đã đầu tư, thì chúng tôi phải vô cùng tâm huyết, đồng hành lâu dài cùng phát triển công ty để gia tăng xác suất thành công của startup mình đầu tư”, bà Dung chia sẻ
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo