-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Doanh nhân Nguyễn Hải Ninh, đồng sáng lập, CEO M Village. |
Sau khi rời vị trí CEO The Coffee House - thương hiệu do mình sáng lập, Nguyễn Hải Ninh luôn trăn trở nên làm gì để phục vụ nhu cầu chưa được đáp ứng của số đông. Anh quyết định xây dựng M Village - nơi những người thuê trọ trở về sau giờ làm việc có thể cảm thấy đó thực sự là nhà.
Muốn phục vụ cả triệu người
“Tôi đã tham gia xây dựng một doanh nghiệp trong hơn 10 năm (The Coffee House - PV) và bây giờ muốn tạo nên một cái gì đó trường tồn hơn. Cà phê có thể không phải là một vấn đề của xã hội, nhưng thiếu không gian sống là một vấn đề đang diễn ra trên toàn cầu”, Nguyễn Hải Ninh mở đầu cuộc trò chuyện với chúng tôi.
Với Ninh, mỗi ngày thức dậy, được làm điều mình thích và có ý nghĩa quan trọng hơn là quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Khi gây dựng The Coffee House, Ninh đã tạo nhiều việc làm, mang lại giá trị cho nhiều người, còn bây giờ, áp lực (nếu có) là tìm ra phương cách đưa M Village phát triển bền vững.
“M Village không phải công ty bất động sản, mà là người điều phối”, Ninh nhấn mạnh.
Anh giải thích, M Village là nền tảng kết nối các nguồn lực sẵn có để giải quyết các bài toán hiện hữu trong xã hội, chứ không phải tự đứng ra thuê đất, xây nhà rồi cho thuê. Mục tiêu của M Village không phải là cung cấp nơi ăn, chốn ở cho vài trăm người, mà mong muốn phục vụ cả triệu người có nhu cầu. Theo đó, Ninh và đội ngũ sẽ xây dựng một mô hình M Village mẫu, trở thành nền tảng kết nối chủ nhà với những người thuê nhà và các tổ chức tài chính như ngân hàng.
Thông thường, những khu đất trong hẻm không có giá cao bằng những khu đất mặt tiền và bám trục đường. Ninh tin rằng, nếu thay đổi cách cung cấp dịch vụ trên mảnh đất đó bằng mô hình M Village, thì chủ những khu đất này có thể nâng tổng thu lên 700 - 800 triệu đồng/tháng, thay vì cho thuê với giá chỉ 100 - 200 triệu đồng/tháng dùng để mở cửa hàng kinh doanh thông thường.
Với từng mảnh đất (có diện tích tối thiểu là 300 m2), M Village sẽ cung cấp giải pháp cho chủ sở hữu để tăng mức độ sinh lời. Trong trường hợp chủ đất cần tiền để xây dựng, một lần nữa, M Village đóng vai trò điều phối bằng cách kết nối với phía ngân hàng cấp vốn.
“Giai đoạn đầu, M Village sẽ tự thuê đất và vận hành. Sau khi tinh chỉnh ra một mô hình, thương hiệu được tin tưởng nhiều hơn và công nghệ đủ mạnh, M Village sẽ thể hiện vai trò của ‘người điều phối’ rõ nét hơn”, Ninh tự tin nói.
“Có được những thành quả như hôm nay, tôi biết ơn vì đã may mắn nhiều lần. Nói như vậy không có nghĩa là cứ… ngồi chờ may mắn tìm đến, mà nhìn lại để nỗ lực hơn nữa. Trước đây nỗ lực 1, thì bây giờ phải nỗ lực 10, vì không ai may mắn mãi được. Hôm nay thành công, nhưng ngày mai có thể thất bại”, Ninh chia sẻ. Phần lớn mọi người nhìn đều thấy những thành công của The Coffee House, nhưng không nhiều người biết, Ninh cũng có nhiều thất bại, phải trả giá không ít. Ví dụ, anh mất 2 triệu USD khi mua nhượng quyền thương hiệu Ten Ren về Việt Nam, rồi buộc phải đóng cửa.
“Ở một khía cạnh nào đó, thất bại cũng là may mắn vì được trải qua cảm giác ấy để biết cuộc đời có lúc lên, lúc xuống. Tôi chọn xây dựng M Village vì thích được làm việc với con người. Mang lại hạnh phúc cho những người sống trong không gian mà mình xây dựng, với tôi, đó là điều hạnh phúc nhất”, Ninh bộc bạch..
Tạo dựng không gian sống gần gũi
Khi còn làm việc tại The Coffee House, Ninh vẫn ấp ủ mong muốn xây dựng “một cái gì đó đẹp đẽ”, nhưng phải giải quyết được một vấn đề của xã hội. Nhiều ý tưởng xuất hiện, nhưng vì nhiều lý do, anh vẫn “xếp gọn” chúng trong tâm trí.
Đến giữa năm 2019, Ninh chính thức rời vị trí CEO The Coffee House rồi “khăn gói” cùng một số cộng sự sang Singapore để tìm hiểu thêm về không gian sống chia sẻ (co-living) - mô hình đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia.
“Dù đại dịch Covid-19 có xảy đến hay không, thì nhu cầu về chỗ ở vẫn luôn tồn tại. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng lên và chúng tôi chọn phục vụ con người bằng mô hình đi cùng xu hướng của xã hội trong 10 - 20 năm tới”, Ninh chia sẻ.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, anh và đội ngũ M Village đã dành phần lớn thời gian trong năm 2020 để khảo sát, gặp và trao đổi với những người đang thuê phòng trọ, căn hộ dịch vụ để tìm hiểu về những suy nghĩ, mong muốn của họ…
Kết quả nhận về khiến Ninh khá “sốc”. Rất nhiều trong số những người mà đội ngũ M Village tiếp xúc cho biết, họ không thể nhớ rõ hàng xóm nhà mình là ai, hay lần gần nhất tiếp xúc với hàng xóm là khi nào...
Ninh nhận thấy, dòng chảy của cuộc sống ngày càng gấp gáp, khiến con người ngày càng cô đơn hơn. Tuy nhiên, có một điều từ kết quả khảo sát mang đến cho Ninh hy vọng, đó là những người trẻ tuổi, độc lập về tài chính thường đề cao tính riêng tư, nhưng họ không thích sự cô đơn.
Từ đây, Ninh đặt ra bài toán với đội ngũ kiến trúc sư của M Village là phải làm sao để khi người thuê nhà trở về sau giờ làm việc, họ cảm thấy đó thực sự là nhà, chứ không phải phòng trọ. Thay đổi cách gọi bảo vệ thành quản gia, sử dụng nội thất gỗ, tranh ảnh đều được mua bản quyền… sẽ giúp những người sống trong không gian đó cảm nhận được gần gũi, an toàn.
Ninh ước tính, mỗi năm có hơn 300.000 người nhập cư vào TP.HCM, nhưng các nhà phát triển bất động sản chỉ mới phục vụ được 10% nhu cầu về nhà ở của những người này. “90% số người còn lại sẽ ở đâu? M Village muốn cung cấp giải pháp cho những người chưa được phục vụ”, Ninh nói.
“Chìa khóa” để thành công
M Village đặt tại quận 3 (TP.HCM) có gần 3.000 m2 sàn, nhưng chỉ xây 28 phòng. Phần diện tích còn lại được dùng cho các khu sinh hoạt chung. Ninh đặt ra tiêu chuẩn: khu sinh hoạt cộng đồng trong M Village (như không gian để ngồi uống cà phê, thư viện, sân vườn…) phải có diện tích không nhỏ hơn tổng diện tích các căn phòng.
Việc đặt M Village đầu tiên tại hẻm Võ Thị Sáu ở quận 3 nằm ngoài kế hoạch của Ninh. Ban đầu, anh tìm đến người chủ của mảnh đất này để đặt vấn đề thuê một mảnh đất gần 2.000 m2 tại quận Phú Nhuận.
Làm cách nào để thuyết phục một người Sài Gòn gốc, luôn giữ vững quan điểm chỉ sống ở quận 3, khu vực trung tâm TP.HCM, chấp nhận dời nhà, dời văn phòng làm việc đã quá quen thuộc và đồng ý cho Ninh thuê mảnh đất này dài hạn, thậm chí còn chỉnh trang lại toàn bộ tài sản trên đất?
Có 2 từ khóa giúp Ninh thành công trong việc thuyết phục chủ nhà. Một là “The Coffee House” và hai là sự tử tế. Anh tự nhận bản thân may mắn khi đã góp phần phổ biến thương hiệu The Coffee House và nhận về sự tin tưởng. Cùng với đó, mục đích mà Ninh và đội ngũ
M Village muốn thực hiện trên mảnh đất này cũng là yếu tố khiến chủ nhà gật đầu đồng ý.
Quan sát nhiều quốc gia mỗi khi có cơ hội đặt chân đến, Ninh nhận thấy, nếu không làm gì để thay đổi, thì TP.HCM sẽ sớm trở thành Hồng Kông, xét ở khía cạnh đất chật người đông, với những căn hộ bé xíu như chiếc hộp, xếp chồng lên nhau chi chít vươn cao mấy chục tầng. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng khó lòng cải thiện nếu phải sống trong không gian ngột ngạt.
Vì vậy, Ninh quyết tâm xây dựng không gian sống chia sẻ đầu tiên của M Village một cách rất chỉn chu để tìm ra mô hình chuẩn nhất trước khi mở rộng, giải quyết được vấn đề thiếu chỗ ở trong xã hội.
Các căn phòng trong M Village được cho thuê với giá từ 8 triệu đồng/tháng (đã bao gồm tiền điện, giặt sấy, dọn dẹp phòng 2 lần/tuần…), nhưng sẽ được điều chỉnh linh hoạt, tùy khu vực, căn cứ trên giá thuê đất khu vực đó của M Village. Nhóm khách hàng của M Village đa phần là những người có tổng thu nhập ít nhất 25 triệu đồng/tháng; tiếp nhận nhanh với các công cụ số nhưng luôn khao khát tương tác, kết nối với con người thật; cân nhắc yếu tố bền vững, thân thiện với môi trường khi tiêu dùng,…
Năm nay, Ninh cùng đội ngũ sẽ xây và vận hành 3 khu M Village 300 phòng, liên tục điều chỉnh để tìm ra mô hình cùng cách thức vận hành tối ưu nhất trước khi nhân rộng.
Trong cuộc trò chuyện, hơn một lần Nguyễn Hải Ninh nói với chúng tôi rằng, “nếu muốn làm giàu, thì tôi có thể chọn rất nhiều ngành khác, dễ làm hơn mô hình M Village”.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025