
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
![]() |
Các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm sản lượng quy mô lớn rất cần sự chung tay của không riêng các thành viên OPEC. Trong ảnh: Nhà máy lọc dầu Abqaiq của tập đoàn năng lượng Aramco tại Saudi Arabia. Ảnh: AFP |
Lo ngại việc phong tỏa các hoạt động kinh tế và đi lại trên toàn cầu kéo dài thời gian qua và nhu cầu nhiên liệu tiếp tục giảm sâu đã nhấn chìm giá dầu thế giới.
Sau khi trượt xuống 22,58 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2002, giá dầu thô Brent lúc 09:17 (giờ GMT) đã hồi nhẹ về mức 22,84 USD/thùng, nhưng vẫn giảm 2,09 USD, tương đương 8,4% so với phiên hôm qua. Trong khi đó, dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,11 USD, tương đương 5,2% về giao dịch ở mức 20,40 USD/thùng. Trước đó cũng trong phiên này, dầu WTI rớt xuống mức 19,92 USD/thùng.
Việc giá dầu lao đáy khiến nhiều doanh nghiệp dầu mỏ đang hoạt động rơi vào cảnh bù lỗ. Chi phí cao khiến các nhà sản xuất dầu mỏ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng sản xuất, nhất là trong lúc các kho dự trữ dầu mỏ đã gần đầy.
'Nhu cầu dầu toàn cầu đang 'bốc hơi' sau các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã hội', ông Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích dầu mỏ của ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS (Thụy Sĩ) đánh giá.
"Trong thời gian tới, giá dầu có thể sẽ xuống thấp hơn đường cong chi phí, do đó hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ để ngăn tình trạng đầy ứ các bể chứa", ông nói thêm.
Bjornar Tonhaugen, trưởng bộ phận thị trường dầu mỏ của công ty kinh doanh và nghiên cứu năng lượng Rystad Energy đánh giá, các chuỗi cung ứng thị trường dầu mỏ đã bị phá vỡ do những tổn thất quá lớn về nhu cầu dầu mỏ, do đó buộc (các nhà sản xuất) phải có phương án điều chỉnh chuỗi cung ứng trong tháng 4 và tháng 5, kể cả việc cắt giảm công suất lọc dầu và tăng cường tích trữ.
Giữa lúc thị trường dầu mỏ dư cung do nhu cầu dầu mỏ giảm sâu thời Covid-19, cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga càng khiến thị trường dư thừa nguồn cung. Một quan chức của Bộ Năng lượng Saudi Arabia mới đây cho biết, Saudi Arabia sẽ không đàm phán với Nga để cân bằng thị trường dầu mỏ mặc dù Mỹ đã gia tăng áp lực để ngăn chặn thị trường dầu mỏ hỗn loạn khiến giá dầu giảm hơn 60% từ đầu năm đến nay.
Ước tính nhu cầu dầu mỏ thế giới hiện dao động từ 15 - 20 triệu thùng/ngày, giảm 20% so với năm ngoái. Các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm sản lượng quy mô lớn rất cần sự chung tay của không riêng các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). “Không chỉ OPEC mà Saudi Arabia và Nga có thể phải thay đổi để thu hẹp sự khác biệt của mình. Cú sốc Covid-19 dội lên nhu cầu dầu mỏ là quá lớn”, Lachlan Shaw, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Ngân hàng Quốc gia Australia nêu quan điểm.

-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược