-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và các đồng minh vào thời điểm thích hợp. Ảnh: AFP |
Có tác động nhưng không nhiều đến Mỹ
Tờ Business Insider dẫn phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo mới đây cho biết: “Điều đó (cuộc chiến giá dầu) rất hủy hoại đối với Nga bởi vì khi nhìn vào Nga, nền kinh tế nước này dựa nhiều vào dầu mỏ và chúng ta thấy giá dầu thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, điều đó rất bất lợi cho Nga”.
“Điều đó cũng rất tệ đối với Saudi Arabia nhưng họ đang chiến đấu, họ chiến đấu về giá cả, về sản lượng. Vào thời điểm thích hợp tôi sẽ tham gia”, ông Trump nói thêm.
Tuyên bố trên của ông Trump cho thấy ưu tiên cho cuộc chiến giá dầu đã bị Mỹ gạt sang một bên. Sau tuyên bố đó, giá dầu hôm 19/3 tăng kỷ lục dù trước đó đã có nhiều phiên rớt thẳng đứng. Dầu thô WTI giao kỳ hạn của Mỹ tăng 24% lên 25,28 USD/thùng vào trong giao dịch chiều 19/3 tại New York, còn dầu thô Brent quốc tế tăng gần 14% lên 28,26 USD/thùng.
Nhìn bề ngoài, cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga có lẽ là cuộc chiến song phương, nhưng những ứng xử của hai bên lại có hàm ý với Mỹ.
Ông Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) cho rằng, một Saudi Arabia trong bối cảnh mới đã có vị trí mới ở Trung Đông; hơn nữa trong bối cảnh mới của OPEC thì rõ ràng vai trò của Saudi Arabia lại càng lớn hơn rất nhiều. Cộng với đó, trong nội bộ Saudi Arabia và bản thân thái tử Mohammed Bin Salman cũng muốn tạo đà mới cho sự phát triển cũng như vị thế chính trị của Saudi Arabia.
Theo ông Phạm Quang Vinh, cuộc chiến giá dầu đặt ra hai câu chuyện. Câu chuyện thứ nhất là việc lựa chọn giá dầu để khơi chiến không hẳn bản chất nằm ở giá dầu mà là việc Saudi Arabia muốn kiểm soát nguồn cung (sản xuất) và giá dầu. Câu chuyện thứ hai nhìn từ cuộc chiến giá dầu là phản ứng của Nga để kiểm soát sản xuất và nâng giá dầu để có lợi cho kinh tế nước Nga, trong đó có hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Tính toán đẩy giá dầu lên mức nào cho phù hợp là dấu hỏi lớn, vì giá dầu lên quá cao lại có lợi cho ngành dầu đá phiến Mỹ.
Nếu giá dầu ở ngưỡng 70 USD/thùng, ngành dầu đá phiến của Mỹ sẽ có lợi nhuận. Những năm gần đây, gồm cả năm 2019, Mỹ nổi lên là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu dầu mỏ nhờ đóng góp quan trọng của dầu đá phiến. Điều này bất lợi cho cả OPEC lẫn nước Nga, khiến địa chính trị ở Trung Đông cũng khác đi bởi Mỹ không còn phụ thuộc vào nguồn dầu Trung Đông.
Mặt khác, cần nhìn vào chính sách năng lượng của Mỹ, khi giá dầu rẻ, Mỹ sẽ mua vào để dự trữ chiến lược. Mỹ có rất nhiều mỏ dầu nhưng họ vẫn "đắp chiếu" với tầm nhìn dài hạn trong cuộc đua chiến lược. Ngay tuần trước, Trump đã ra lệnh mua vào lượng lớn dầu mỏ dự trữ với mức tối đa 77 triệu thùng do giá dầu xuống thấp.
“Đương nhiên, nước Mỹ và Tổng thống Trump rất muốn bảo vệ ngành sản xuất dầu đá phiến, nhưng đó không phải là tất cả”, ông Vinh nhận định.
Nếu giá dầu không xuống đáy mà kéo dài ở mức thấp, kể cả 30 USD/thùng hay thấp hơn, cả Saudi Arabia và Nga đều thiệt và tạo tiền lệ rất nguy hiểm.
Một là, việc đưa giá dầu xuống đáy, thậm chí dưới sâu so với chi phí sản xuất thì cả Saudi Arabia và Nga đều thiệt, đều mất tiền. Bản thân nền kinh tế Saudi Arabia dựa rất nhiều vào dầu mỏ, còn với nền kinh tế Nga, tỷ lệ này khoảng 40%, nhưng Nga muốn đẩy mạnh phát triển thì vẫn rất cần giá dầu.
Các cuộc xung đột về dầu mỏ trước đây, kể cả thời kỳ năm 2014, cũng thường kéo dài cả năm, thậm chí đến 20 tháng. Vậy lần này dài hay ngắn, sẽ có tác động khác nhau.
Ông Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) cho rằng khi mùa bầu cử tổng thống đang đến gần mà kinh tế - xã hội tiếp tục bị đình trệ, thì đó là câu chuyện rất lớn đối với nước Mỹ và bầu cử tổng thống năm nay. |
Theo ông Vinh, điều đáng nói ở đây là cuộc chiến giá dầu lần này, cái chính là sự can thiệp chính trị, chưa hẳn đã có yếu tố khủng hoảng về mặt thị trường vì thị trường dầu vừa qua có vấn đề nhưng cơ bản vẫn ổn định. Nhân khi xuất hiện dịch Covid-19, cộng với những cảnh báo về suy giảm kinh tế và nhu cầu về dầu, mới khiến cho thị trường dầu mỏ bị xáo trộn ngay cả trước khi nguy cơ thực sự đến, bóp méo cung cầu dầu mỏ.
“Tác động của cuộc chiến giá dầu có thể đụng chạm đến thị trường chứng khoán, đụng chạm đến sản xuất, nhưng chưa chạm đến khủng hoảng giữa cung và cầu - căn nguyên chính lâu nay của khủng hoảng dầu và giá dầu. Nhìn chung cuộc chiến giá dầu lần này sẽ khó tác động nhiều đến nước Mỹ”, ông Vinh nhận định.
Giá dầu luôn nhạy cảm với thị trường chứng khoán, nhất là Mỹ. Nhưng lần này, nên phân tách và chú ý thời điểm: Cuộc chiến giá dầu đã xảy ra khá lâu trước khi Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về Covid-19, khi đó cũng chỉ tác động nhất thời đến thị trường chứng khoán mỗi khi có thông tin tiêu cực, nhưng sau đó chứng khoán Mỹ lại ổn định trở lại. Còn khi có Covid-19, thì nó lại rất khác, đan xen, phức tạp.
Nhìn lại diễn biến những ngày qua, chứng khoán Mỹ chao đảo nhất từ hôm 11/3 khi Mỹ ban hành lệnh cấm người châu Âu nhập cảnh. Việc ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và những ẩn số của dịch Covid-19, đó mới là điều khiến chứng khoán Mỹ hứng chịu thiệt hại nặng nề như Thứ Hai Đen tối (Black Monday), nhấn chỉ số Dow Jones xuống 12,9%, tương đương cú sốc từ 1987 và hiện vẫn còn liên tục trồi sụt.
Trước khi xuất hiện tác nhân Covid-19, thực chất sự lên xuống, chao đảo thất thường của thị trường chứng khoán Mỹ thường là do sự không chắc chắn về chiếu hướng phát triển kinh tế của Mỹ cũng như thế giới.
Dịch Covid-19 đương nhiên là tác nhân rất bất ổn. Hãy thử nhìn lúc này, nhà máy đóng cửa, sản xuất ngưng trệ, thương mại bị hạn chế, du lịch dừng hẳn, đặc biệt người lao động đã tạm nghỉ. Đơn cử, người lao động tạm nghỉ ở nhà là việc rất lớn tại Mỹ bởi nghỉ việc sẽ kéo theo đủ thứ, hệ lụy lớn, là lương, phúc lợi, là nợ học phí, y tế bảo hiểm, tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước bởi họ phần đông đi thuê nhà. Do đó, chính quyền Mỹ đang phải có những gói giải cứu cả ở cấp chính phủ và cấp bang để hỗ trợ người dân trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong dịch, cái ngắn hạn, cấp bách là đưa được hỗ trợ đến người dân, để họ có thể đảm bảo sinh hoạt và ổn định xã hội, còn về dài hạn, quan trọng nhất là hướng đến kích thích kinh tế phát triển.
Chính quyền và Quốc hội Mỹ đang phải xúc tiến một số gói kích thích như vậy. Trước hết là trợ cấp xã hội cho người lao động nghỉ vẫn được hưởng lương; thứ hai là trợ cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh gồm cả nghiên cứu vaccine và người trực tiếp tham gia phòng chống dịch bệnh. Còn gói thứ 3 đòi hỏi phải thương lượng rất lớn, đây là gói kích thích kinh tế có quy mô rất lớn. Tổng cộng các gói hỗ trợ trên có thể lên tới 850 - 1.000 tỷ USD.
Điểm tựa của Trump
Nếu dịch bệnh kéo dài, kinh doanh, sản xuất, du lịch, thương mại vẫn bị đình trệ còn người dân bị nghỉ việc, dựa vào trợ cấp, thì việc khôi phục kinh tế càng kéo dài. Khi mùa bầu cử đang đến gần, mà kinh tế - xã hội tiếp tục bị đình trệ, thì đó là câu chuyện rất lớn đối với nước Mỹ và bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Nhưng trái lại, nếu quản trị tốt, kiểm soát được dịch, chủ động khôi phục lại phát triển kinh tế, thì đây lại chính là cơ hội cho Tổng thống Trump thể hiện sự quyết đoán, năng lực và tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Lấy lại được ổn định xã hội, phát triển kinh tế sau dịch bệnh là lợi thế rất lớn cho Trump khi tranh cử.
“Nếu Trump làm được, nó sẽ tạo thế và lực rất lớn cho mình trong cuộc bầu cử năm nay”, ông Vinh khẳng định.
Lâu nay, ông Trump dựa vào 3 yếu tố: phát triển kinh tế, chỉ số trên thị trường chứng khoán - tài chính và tỷ lệ người ủng hộ. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố này đều đang chịu tác động rất nhiều bởi dịch Covid-19.
Về phát triển kinh tế, dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Còn về thị trường chứng khoán, do tính bất ổn và ẩn số của dịch bệnh cũng khiến thị trường trồi sụt. Ngoài ra, việc ông Trump đi vận động tranh cử cũng bị ảnh hưởng đáng kể do dịch bệnh và đã phải dùng tới công nghệ trực tuyến để tổ chức các buổi vận động.
“Do vậy, cục diện mùa bầu cử năm nay cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào cuộc chiến chống Covid-19 dài hay ngắn và nền kinh tế Mỹ hồi phục ra sao sau dịch bệnh. Nếu các tia hy vọng sản xuất hồi phục tại Mỹ vào trước giữa năm - thời điểm các bên tổ chức đại hội, thì sẽ tác động ít hơn tới cuộc bầu cử tháng 11. Còn nếu dịch bệnh kéo dài và tới tận tháng 9 hay tháng 10 mới thấy dấu hiệu kinh tế, sản xuất hồi phục, thì nó sẽ tác động rất lớn đến cuộc bầu cử”, ông Phạm Quang Vinh đánh giá.
Ông Trump lâu nay có lợi thế về kinh tế. Những tuyên bố, chính sách và hành động của Trump cũng tạo niềm tin rất lớn cho những người vốn đã ủng hộ ông nên ông vẫn giữ được tỷ lệ ủng hộ tốt. Nhưng, khi tỷ lệ ủng hộ ông Trump khoảng 40%, hay lên tới 50%, thì vẫn còn dư địa để đảng Dân chủ khai thác. Nghĩa là vẫn có những người chưa được hưởng lợi ích từ việc Trump làm Tổng thống.
Cuộc bầu cử lần này có những năng động mới và phức tạp mới, vẫn có cả những yếu tố cũ như sự phân hóa trong lòng nước Mỹ và việc ông Trump vẫn chưa mở rộng được nhiều cơ sở cử tri, so với số cử tri nòng cốt vốn có. Do đó, đảng Dân chủ vẫn có thể tập trung khai thác lượng cử tri này bởi họ thấy được bài học từ mùa bầu cử năm 2016 khi nhiều người trong tầng lớp bình dân thua thiệt vốn là cơ sở cử tri của đảng Dân chủ và họ sẽ phải lấy lại.
-
Kinh tế thế giới có thể "hạ cánh mềm" với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng? -
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019
-
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm -
Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang