-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Những năm trước đây, mỗi khi giá dầu thô tăng, ngân sách nhà nước (NSNN) bớt gánh nặng, vì dầu thô đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu. Dầu thô tăng giá đồng nghĩa với việc ngân sách thu thêm được một khoản kha khá.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, mấy năm gần đây, tỷ trọng đóng góp của dầu thô vào tổng thu giảm dần.
Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước tăng 85.7700 tỷ đồng, nhưng ngân sách Trung ương vẫn hụt thu 2.260 tỷ đồng do giá dầu giảm |
Trong 5 tháng đầu năm, thu từ dầu thô tiếp tục “lép vế” trước các nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/5, số thu từ nội địa đạt 284.200 tỷ đồng, trong đó dầu thô chỉ đóng góp 13.900 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2015, thu nội địa 253.800 tỷ đồng, dầu thô đóng góp 26.200 tỷ đồng.
Lấy dẫn chứng từ giá dầu thô năm 2015 giảm kỷ lục so với dự toán (giảm 43,8 USD/thùng) khiến thu từ dầu thô bị hụt 25.490 tỷ đồng (tương đương 27,4%), nhưng tổng thu ngân sách vẫn tăng 85.7700 tỷ đồng so với dự toán (trong đó thu nội địa tăng 101.460 tỷ đồng), ông Đào Xuân Tuế, Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) còn cho rằng, giá dầu thô giảm NSNN còn có lợi hơn.
“Năm 2015, ngân sách tăng thu là do hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,68% - mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm gần đây. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển có nhiều nguyên nhân, trong đó có giá dầu giảm, giá xăng dầu thành phẩm giảm, đầu vào của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận gia tăng nên đóng góp cho ngân sách nhiều hơn”, ông Tuế phân tích.
Hiện tại, giá dầu vẫn diễn biến phức tạp, sau khi tăng cao liên tục trong vài tuần gần đây thì vào ngày 2/6, các thành viên OPEC (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa) quyết định không cắt giảm sản lượng dầu khai thác được coi là cung đã vượt quá cầu đã khiến thị trường dầu hỏa chao đảo và chưa biết sẽ tăng hay lại tiếp đà suy giảm.
“Bộ Tài chính tiếp tục tham mưu cho Chính phủ và cùng với các bộ ngành trực tiếp thực hiện, điều hành ngân sách chặt chẽ, hiệu quả, giảm dần phụ thuộc vào giá dầu”, ông Tuế nhấn mạnh.
Tất nhiên, giá dầu biến động tăng hay giảm đều tác động đến ngân sách. Theo ông Vũ Hồng Long, Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế, (Tổng cục Thuế) cứ giá dầu giảm 1 USD, ngân sách hụt thu 1.500 tỷ đồng, trong đó, số thu trực tiếp từ dầu thô hụt 900 tỷ đồng và các khoản thu khác liên quan đến xăng dầu thành phẩm (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường giảm khoảng 600 tỷ đồng).
Vấn đề nằm ở chỗ, khi giá dầu biến động thì chỉ ngân sách Trung ương chịu tác động, còn ngân sách địa phương thì không, nếu có thì chỉ được hưởng lợi trong trường hợp giá dầu giảm. Cụ thể năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước tăng 85.7700 tỷ đồng, nhưng ngân sách Trung ương vẫn hụt thu 2.260 tỷ đồng do giá dầu giảm.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) giải thích, theo quy định thì toàn bộ khoản thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu thành phẩm và từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí (thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác) là khoản ngân sách Trung ương được hưởng 100%. Vì thế, giá dầu thô và xăng dầu thành phẩm giảm, lập tức ngân sách Trung ương bị giảm. Ngược lại, nhờ giá dầu thô giảm kéo theo giá xăng dầu thành phẩm giảm, đầu vào của hoạt động sản xuất, kinh doanh giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng nên ngân sách địa phương tăng thu.
“Cơ cấu ngân sách của nước ta được ví như túi con và túi bố. Ngân sách Trung ương là túi bố, ngân sách địa phương là túi con, nên chỉ có chuyện tiền “chảy” từ túi bố sang túi con chứ không có chuyện ngược lại. Như năm 2015, có 5 địa phương hụt thu 1.400 tỷ đồng, ngân sách Trung ương phải cấp bù, 58 địa phương khác vượt thu thì được chi tiêu mà không cấp lại cho ngân sách Trung ương”, ông Phụng giải thích và nói thêm rằng, phương án tối ưu là giá dầu thanh toán bình quân trong năm dao động quanh giá dự toán, như năm nay là 60 USD/thùng thì “tất cả đều vui”.
Vì thế, giả sử giá dầu thô có tăng mạnh, thì cũng không lấy gì là quá mừng.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu