
-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G
-
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân
-
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người
-
VNPT tăng cường trạm phát sóng lưu động cho chuỗi sự kiện lớn của đất nước
-
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn” -
iPhone 17 Pro Max dày hơn để có pin khủng, có thể đổi tên thành Ultra
Ngày 8/4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, của ngành TT&TT trong tháng 3/2024 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới.
![]() |
Toàn cảnh buổi họp báo |
Trả lời câu hỏi về giá dịch vụ 5G khi thương mại hoá, đại diện Cục Viễn thông cho biết, theo quy định về quản lý giá tại Luật Viễn thông, doanh nghiệp viễn thông chủ động định giá dịch vụ áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đồng thời giá dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở giá thành. Giá thành dịch vụ được tính toán, hình thành từ nhiều yếu tố như quy mô cung cấp, chi phí, mức độ đầu tư...
Có thể nói cuộc đấu giá 5G vừa qua là thành công, từ góc nhìn trong nước và từ góc nhìn quốc tế. Đây là lần đầu tiên đấu giá thành công sau 15 năm vấn đề đấu giá được quy định trong luật. Đấu giá thành công cho thấy Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi và Nghị định 63/2023/NĐ-CP đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội trúng đấu giá khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với giá 7.533.257.500.000 đồng (Bảy nghìn năm trăm ba mươi ba tỷ, hai trăm năm mươi bảy triệu, năm trăm nghìn đồng); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trúng đấu giá khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) với giá 2.581.892.500.000 đồng (Hai nghìn năm trăm tám mươi mốt tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng).
![]() |
Ông Lê Văn Tuấn - Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện |
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, việc đấu giá băng tần giúp giải quyết được điểm nghẽn là doanh nghiệp cần tần số mà lâu nay chưa cấp được. Số lượng tần số cấp cho di động tăng 59% so với lượng tần số các doanh nghiệp hiện được cấp và sử dụng để cung cấp dịch vụ (Tổng số băng tần đã cấp cho IMT trong thời gian qua là 340 MHz. Trong đợt đấu giá đã bổ sung 200 MHz, tương đương bổ sung 59% lượng tần mới so với lượng băng tần đã cấp). Với tần số được cấp mới qua đấu giá lần này, chất lượng dịch vụ di động sẽ tăng.
“Việc đấu giá thành công lần này không chỉ khẳng định Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi và Nghị định số 63/2023/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống mà còn cho thấy sư tham gia nghiêm túc của các doanh nghiệp và tính khách quan, minh bạch của cuộc đấu giá”, ông Lê Văn Tuấn nhấn mạnh.
Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông đã có thông báo về việc nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; thông báo phí, lệ phí tần số vô tuyến điện; phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông gửi các doanh nghiệp trúng đấu giá.
Tính đến ngày 8/4/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đã hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản tài chính theo quy định. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hiện đang làm các thủ tục thanh toán, dự kiến ngày 09/4/2024 sẽ hoàn tất các nghĩa vụ này.
Sau khi các doanh nghiệp trúng đấu giá nộp tiền trúng đấu giá theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép sử dụng băng tần theo quy định.

-
Yêu cầu doanh nghiệp không để nghẽn mạng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
VNPT tăng cường trạm phát sóng lưu động cho chuỗi sự kiện lớn của đất nước -
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn” -
iPhone 17 Pro Max dày hơn để có pin khủng, có thể đổi tên thành Ultra -
Việt Nam nhắm đích thu 2,42 tỷ USD từ ngành game -
Tăng nặng xử phạt với hành vi quảng cáo sai sự thật -
Người dùng sắp có thể mua sắm trực tiếp qua ChatGPT
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế