
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
- Quy hoạch điện VIII: 10 năm sẽ tăng thêm gần 80.000 MW nguồn điện mới
- Lỗ hổng an ninh năng lượng - Bài 2: Mòn mỏi dự án dầu khí
- Lỗ hổng an ninh năng lượng - Bài 3: Mối lo “3 không” từ nguồn điện
- Lỗ hổng an ninh năng lượng - Bài 4: Đường xa với năng lượng sạch
- Lỗ hổng an ninh năng lượng - Bài 5: Không thể là “gót chân Asin”
![]() |
Phiên giải trình “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức. |
Thông tin trên được nêu tại báo cáo kết quả phiên giải trình “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hoàn thành ngày 30/10.
Đây là một trong 2 nội dung (cùng với an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập) Quốc hội sẽ xem video clip, trước phiên thảo luận tại hội trường, cùng với các kế hoạch về kinh tế, xã hội, tài chính, đầu tư công... sáng 4/11.
Đa dạng hóa các hình thức điện nhập khẩu
Nhìn nhận tổng thể về kết quả, Ủy ban Kinh tế cho rằng, ngành điện đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó nổi bật là bảo đảm an ninh cung ứng điện. Cơ cấu nguồn điện đa dạng, lưới điện được đầu tư lớn, 100% số xã và 99,5% các hộ dân được sử dụng điện, chỉ số tiếp cận điện năng có bước tiến vượt bậc (chỉ trong vòng 5 năm đã cải thiện thứ hạng được 129 bậc, từ vị trí 156/189 quốc gia vào năm 2013 vươn lên vị trí 27/190 vào năm 2018).
Tổn thất điện năng cũng đã giảm đáng kể, từ mức 10,15% vào năm 2010 xuống mức 6,5% vào năm 2019, vượt trước 1 năm so với lộ trình.
Vẫn trong phần kết quả, báo cáo của Ủy ban Kinh tế nêu rõ, ngành điện đã đa dạng hóa các hình thức điện nhập khẩu.
Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Lào với tổng công suất khoảng 572 MW, từ Trung Quốc với công suất trên 450 MW. Tổng công suất nhập khẩu chiếm gần 2% tổng công suất của toàn hệ thống điện (hiện công suất đặt toàn hệ thống của Việt Nam là 55.880 MW).
Ủy ban Kinh tế cũng cho biết, giá mua điện bình quân từ Trung Quốc hiện là 1.281 đồng/kWh, Lào là 1.368 đồng/kWh, đều rẻ hơn giá mua điện bình quân trong nước (1.486 đồng/kWh).
Thị trường điện cạnh tranh từng bước được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện, Uỷ ban Kinh tế đánh giá.
Ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu sản xuất điện
Khẳng định nhiều kết quả, song cơ quan tổ chức phiên giải trình cũng nêu không ít han chế, trong đó có việc Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện.
Cơ quan của Quốc hội phân tích, về nguồn nước, thủy điện nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế, do đó, chịu rủi ro về lượng nước, chất lượng nước rất lớn do các quốc gia thượng nguồn gia tăng các hoạt động thủy điện trên các dòng sông chính như sông Hồng, sông Mê Kông làm thay đổi chế độ dòng chảy. Thời gian tới, dư địa để phát triển thủy điện không còn nhiều.
Đối với than, theo tính toán, do việc khai thác than trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển các mỏ mới, nên nhu cầu than nhập khẩu cho sản xuất điện dự kiến tăng từ 20 triệu tấn năm 2020 lên tới khoảng 72 triệu tấn năm 2030.
Đối với điện khí, tổng công suất các nhà máy điện khí tới năm 2030 của Việt Nam đạt trên 27.000 MW. Do sự suy giảm của các mỏ khí khu vực Đông Nam Bộ từ sau năm 2022, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) cho sản xuất điện, lượng LNG nhập khẩu ước tính lên tới trên 10 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Hạn chế nữa được chỉ ra là cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi, chưa đáp ứng yêu cầu. Ủy ban Kinh tế chỉ rõ, Việt Nam chưa có giá điện hai thành phần, giá mua điện theo miền, theo khu vực để đưa ra định hướng đầu tư và phát triển phụ tải. Trong quá trình điều hành, chưa thực hiện được đầy đủ việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường do ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô ở một số thời điểm nên còn treo một số khoản chi phí (các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các năm trước); giá bán lẻ điện chưa thu hút được đầu tư; cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thực hiện theo Luật Điện lực còn duy trì bù chéo giữa khách hàng sản xuất với khách hàng sinh hoạt, thương mại.
Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được xây dựng từ năm 2014 nên chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng. Giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn …). Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang được nhà nước giao thực hiện mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định. Như vậy, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện, Ủy ban Kinh tế nhận định.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower