-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
. |
Biến đổi khí hậu đã khiến những nguồn năng lượng ít phát thải, ít ô nhiễm môi trường lên ngôi. Tuy nhiên, với thực tế địa hình của Việt Nam, việc khai thác các nguồn năng lượng sạch cần những chính sách cụ thể và nhất quán.
Đổ xô và… ngã nhào
Có tổng mức đầu tư khoảng 1.633 tỷ đồng và quy mô 50 MWp, Dự án Điện mặt trời SP Infra1 tại Ninh Thuận được quy hoạch điểm đấu nối là đường dây Ninh Phước - Tháp Chàm 2. Tuy nhiên, Nhà máy sẽ xong trong năm 2019, mà đường truyền tải từ điểm đấu nối lên lưới điện quốc gia hiện chưa xây và nếu triển khai nhanh, thì tới năm 2021 - 2022 mới có, nên nhà đầu tư muốn được đấu nhờ sang đường dây Ninh Phước - Tháp Chàm 1 gần đó. Đây cũng chỉ là một ví dụ “cười ra nước mắt” với các nhà đầu tư lao vào làm điện mặt trời vì sức hấp dẫn của giá, mà quên mất chuyện hạ tầng truyền tải điện.
Đại diện một quỹ đầu tư năng lượng tái tạo đến từ Đức và Australia, có văn phòng đặt tại TP.HCM cho hay, nhiều chủ đầu tư hiểu biết chưa đầy đủ về các yếu tố cấu thành hoàn chỉnh cho một nhà máy điện mặt trời nối lưới, nhưng vẫn lao vào vì sự hấp dẫn của giá mua điện.
Theo ý kiến của quỹ này, có khá nhiều chuyện bi hài diễn ra với nhà đầu tư điện mặt trời.
Có những dự án đặt ở giữa rừng, cách điểm đấu nối gần nhất 25 km, chưa hiểu kéo điện ra sao và ai chịu chi phí; có dự án làm ngay khu vực đồng muối vì thấy nắng tốt, nên “quên” mất hậu quả của việc thiết bị, máy móc bị ăn mòn nhanh. Nhiều dự án ký được hợp đồng mua bán điện (PPA), nhưng lại có điều khoản bị bên mua sa thải phụ tải bất cứ lúc nào khi đường dây truyền tải không đủ, dẫn tới việc hoàn vốn sẽ không như tính toán.
“Trong cả trăm dự án mà chúng tôi khảo sát để tìm cơ hội đầu tư, chỉ có vài dự án là đủ điều kiện”, vị này nói.
Trước khi có Quyết định 11/2017/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam, mới chỉ có 5 MW điện mặt trời vào hoạt động (gồm 1 MW được nối lưới và 4 MW đặt ở các vùng sâu, vùng xa, trên mái nhà). Nhưng mức giá 9,35 UScent/kWh được cho là khá hời đã khiến chỉ trong 1 năm có tới 332 dự án điện mặt trời (tổng công suất hơn 26.290 MWp, tương đương 22.300 MW) được đăng ký tới Bộ Công thương để bổ sung vào Quy hoạch điện.
So với thực tế 65 năm phát triển ngành điện, với gần 50.000 MW công suất được xây dựng, mới thấy sức nóng của nguồn năng lượng này.
Tới đầu tháng 12/2018, đã có 121 dự án điện mặt trời với tổng công suất là 9.420,11 MWp (tương đương 8.000 MW) được bổ sung vào quy hoạch điện các cấp, dù Quy hoạch Điện mặt trời quốc gia chưa biết bao giờ mới được ban hành.
Trong số này, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2.721 MWp và Bộ Công thương phê duyệt 4.513,11 MWp bổ sung cho giai đoạn trước năm 2020. Giai đoạn 2020 - 2030, cũng có 2.186 MWp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch.
Thậm chí, trong 15 ngày cuối cùng của năm 2018, vẫn còn gần 20 dự án khác được Bộ Công thương đề nghị Chính phủ cho phép bổ sung vào quy hoạch để “né” Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Còn trong 4 tháng đầu năm 2019, Bộ Công thương đã nhận được 11 văn bản của Văn phòng Chính phủ liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch với 25 dự án điện mặt trời và 4 dự án điện gió.
“Nhà đầu tư nước ngoài cần sự ổn định, có hợp đồng đảm bảo giá trong thời gian 25 năm. Với thực tế nhiều dự án được chào mời, nhưng đến giờ vẫn chưa được bổ sung vào quy hoạch, không kịp nghiệm thu vào vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019, hay giá giai đoạn tới chưa có, nên chúng tôi được yêu cầu dừng tất cả, chờ khi có quy định rõ ràng cho sau ngày 30/6/2019”, đại diện của quỹ đầu tư trên cho biết.
. |
Ở mảng điện gió, cũng có 66 dự án với công suất 6.493 MW được các nhà đầu tư ồ ạt xin bổ sung quy hoạch để hưởng mức giá được cho là hấp dẫn với 8,5 Ucent/kWh cho dự án trên đất liền và 9,8 USD/kWh khi đặt ngoài khơi với thời gian 20 năm theo Quyết định số 39/2018/QĐ -TTg, khi kịp vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021. Hiện đã có 16 dự án với công suất 1.190 MW được bổ sung quy hoạch sau khi có Quyết định 39/2018/QĐ - TTg.
Tương tự dự án điện mặt trời, dự án điện gió chưa được bổ sung quy hoạch đang phải đối mặt với việc rất nhiều thủ tục thay đổi khi Luật Quy hoạch áp dụng từ ngày 1/1/2019. Bên cạnh đó, các đường truyền tải đang chờ để xây dựng cũng khiến nhiều nhà máy xây xong mà chưa thể vận hành, hay chỉ phát huy được công suất nhỏ so với quy mô toàn bộ nhà máy, vì lưới không tải hết.
. |
“Xanh, sạch” chỉ là gia vị
Tới giữa tháng 4/2019, trên hệ thống chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW, nhưng tới hết tháng 6/2019 sẽ có tổng cộng 88 nhà máy điện mặt trời hòa lưới, với tổng công suất khoảng 4.000 MW.
Dẫu vậy, trong tổng số gần 242 tỷ kWh điện được lên kế hoạch sản xuất năm 2019, phần đóng góp của khối năng lượng tái tạo chỉ là 3,12 tỷ kWh. Nghĩa là, số giờ vận hành các dự án năng lượng tái tạo chỉ khoảng 1.600 giờ/năm. So với khả năng có thể vận hành bình quân 6.000 - 6.500 giờ/năm của các nhà máy nhiệt điện than và nhiệt điện khí, hay 4.500 - 5.000 giờ/năm của các nhà máy thủy điện, sự tham gia của các dự án điện mặt trời và điện gió cũng đặt ra các thách thức lớn về an toàn và ổn định cho hệ thống điện.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho hay, với đặc tính vật lý tự nhiên, các nhà máy điện mặt trời có hệ số đồng thời khá cao, tạo ra biến động lượng công suất lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Trong khi công suất dự phòng của hệ thống không cao, thì đó sẽ là thách thức rất lớn mà hệ thống điện Việt Nam chưa từng đối mặt.
Vào ngày 7/5/2019, khi A0 đang điều độ vận hành 650 MW điện mặt trời khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận, thì xuất hiện mây giông, khiến công suất điện mặt trời khu vực này sụt ngay xuống còn 200 MW. “Rất may, thời điểm đó, đường dây 500kV còn dự phòng 200 MW, nên hệ thống không vấn đề gì”, đại diện A0 cho hay.
Đó là chưa kể, khi hệ thống bước vào giờ cao điểm chiều (từ 17 - 20 giờ hàng ngày), sự đóng góp của điện mặt trời lại không có, do đã tắt nắng. Nghĩa là, dù được bổ sung nhiều nhà máy với công suất không nhỏ, nhưng vào cao điểm, hệ thống vẫn phải trông chờ vào các nguồn khác để đáp ứng đủ điện.
Ứng xử với điện hạt nhân
Trong Thông điệp 2019, tỷ phú người Mỹ Bill Gates đã nhắc rằng, năng lượng hạt nhân là “lý tưởng để đối phó với biến đổi khí hậu”. Theo đó, phát thải khí nhà kính toàn cầu đã tăng lên trong năm 2018 và cách duy nhất để ngăn chặn các kịch bản biến đổi khí hậu tồi tệ nhất là có được một số đột phá về năng lượng sạch.
Với thực tế chi phí đầu tư cho năng lượng tái tạo đang rẻ đi, giúp triển khai được các dạng năng lượng tái tạo này ở bất cứ nơi nào có điều kiện tự nhiên, nhưng Bill Gates cũng thừa nhận, mặt trời và gió là những nguồn năng lượng không liên tục hay khó có pin siêu rẻ cho phép dự trữ đủ năng lượng khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi.
“Hạt nhân là lý tưởng để đối phó với biến đổi khí hậu, bởi đây là nguồn năng lượng duy nhất không có carbon, có thể mở rộng 24 giờ một ngày. Các vấn đề với các lò phản ứng ngày nay, như nguy cơ tai nạn, có thể được giải quyết thông qua sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và Hoa Kỳ cũng được xem là phù hợp nhất để tạo ra những tiến bộ này với các nhà khoa học, doanh nhân và vốn đầu tư đẳng cấp thế giới”, tỷ phú Bill Gates viết.
Tại Pháp - một trong 5 nước đang sở hữu công nghệ nguồn về hạt nhân, Công ty Điện lực EDF cũng đã đưa ra Tầm nhìn tới năm 2030 khi coi điện hạt nhân là một giải pháp giúp giảm phát thải.
Nói về “thực trạng quốc tế” này, ông Thái Phụng Nê, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng cũng cho rằng, xu hướng coi điện hạt nhân là giải pháp giảm phát thải không chỉ diễn ra ở Pháp, mà với những nước như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, khi coi đó là năng lượng tốt nhất, 100% không thải carbon và có độ ổn định cao.
Ngay cả Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng xem điện hạt nhân với các công nghệ tiên tiến là giải pháp để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu được đặt ra trong các thoả thuận Paris bởi ưu điểm sạch và phát thải thấp.
Tại Việt Nam, quá trình lựa chọn và đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân được bắt đầu từ năm 1996. TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho hay, Việt Nam đã bỏ ra nguồn kinh phí rất đáng kể, tới hàng chục triệu USD cùng sự trợ giúp của Nhật Bản và Nga trong suốt 20 năm qua để tìm kiếm, phân loại, đánh giá, lựa chọn các địa điểm đáp ứng yêu cầu của IEA để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Mới đây nhất, ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng An toàn bức xạ và hạt nhân cho biết, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (RCNEST) sẽ được xây dựng tại Đồng Nai vào năm 2021 với lò phản ứng công suất 10 - 15 MW, hoàn thành vào năm 2026. Theo kế hoạch, Trung tâm có tổng đầu tư gần 600 triệu USD, trong đó 552 triệu USD là vốn vay ODA của Liên bang Nga, 9 triệu USD là vốn đối ứng của Việt Nam.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của RCNEST đã trình Thủ tướng phê duyệt ngày 19/11/2018. Để hỗ trợ hoạt động của RCNEST, sẽ có thêm hai trung tâm nhỏ được thành lập tại Hà Nội gồm: Trung tâm Nghiên cứu về rủi ro tai nạn hạt nhân cùng Trung tâm Tính toán phát tán phóng xạ và phân tích phóng xạ môi trường.
Hiện Việt Nam có Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được xây dựng ở trung tâm thành phố, sử dụng nhiên liệu của Liên bang Nga và đã vận hành an toàn từ năm 1963.
Cho rằng, “hiện nay chúng ta mới có quy định là tạm ngừng các dự án điện hạt nhân, tức là vẫn phải nghiên cứu để có cơ hội thì phát triển”, ông Nê cũng bày tỏ rằng, “tuy nói chuyện dừng làm điện hạt nhân là để an toàn cho mình, nhưng khi nước láng giếng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân sát bên cạnh, thì sự an toàn của mình cũng cần được xem xét toàn diện, nhất là khi các nước như Hàn Quốc, Bêlarus hay Thổ Nhĩ Kỳ đều xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình”.
(Còn tiếp)
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025