Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 05 năm 2024,
Giá điện sẵn sàng tăng
Thanh Hương - 22/12/2014 12:54
 
() Cuối tuần qua, Tổ công tác về giá điện đã có cuộc họp xem xét câu chuyện tăng giá điện, trước khi đề xuất phương án chính thức lên Chính phủ. Các nguồn tin cho hay, có 3 mức đề xuất tăng giá điện được đưa ra và các bộ liên quan đang ủng hộ mạnh cho phương án tăng thêm 9,5% so với mức giá hiện tại. Cho tới thời điểm này, việc tăng giá điện chỉ còn là vấn đề thời điểm, bởi lần tăng giá điện mới nhất, tháng 8/2013, cũng đã rất lâu.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngành điện lại đề xuất tăng giá bán
Nhập điện từ Trung Quốc tiếp tục giảm
Than, khí khiến điện tăng chi phí 7.000 tỷ đồng

Trong năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải gánh thêm khá nhiều chi phí tăng thêm trong giá thành sản xuất điện, cho dù giá đầu ra tới thời điểm này vẫn phải án binh bất động. Các khoản chi phí sản xuất điện tăng mạnh trong năm nay có thể kể tới là giá khí trong bao tiêu bán cho điện, giá than, thuế tài nguyên của thủy điện.

Năm 2014, EVN đã phải gánh thêm khá nhiều chi phí tăng thêm trong sản xuất điện. Ảnh: Đ.T

Cụ thể, việc tăng giá khí bán cho điện dựa trên Thông báo 2175/VPCP-KTTH khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với phương án khí đầu vào cho sản xuất điện với lượng khí trên bao tiêu từ ngày 1/4/2014 do Bộ Tài chính đề nghị. Theo đó, giá khí từ ngày 1/4/2014 bằng 70% giá thị trường cộng với chi phí vận chuyển, phân phối, sau đó tăng lên bằng 80% từ ngày 1/7/2014, rồi lên tiếp 90% từ ngày 1/10/2014 và sẽ bằng 100% giá thị trường từ ngày 1/1/2015.

Theo tính toán của các cơ quan hữu trách, giá khí từ 5,19 USD/triệu BTU trước thời điểm 1/4/2014 sẽ đạt 5,74 USD/triệu BTU kể từ ngày 1/4/2014 và lên 6,56 USD/triệu BTU từ ngày 1/7/2014, rồi tiếp tục tăng lên 7,38 USD/triệu BTU từ ngày 1/10/2014 và bằng giá thị trường là khoảng 8,2 USD/triệu BTU từ ngày 1/1/2015. Theo mức điều chỉnh giá khí ngoài bao tiêu này, chi phí mua khí của các nhà máy điện theo kế hoạch sản lượng điện của năm 2014 ước tính tăng thêm 3.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, với than bán cho điện, mức giá cũng đã được điều chỉnh 2 lần trong năm 2014. Cụ thể, theo Văn bản số 1085/BTC-QLG ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, giá than bán cho sản xuất điện từ ngày 1/1/2014 đã tăng từ 1,2 đến 14,7% tùy theo từng loại than. Việc tăng giá bán than cho sản xuất điện cũng khiến chi phí mua than của EVN phải tăng lên khoảng 1.834 tỷ đồng so với các tính toán trước đó.

Tới ngày 21/7/2014, Bộ Tài chính tiếp tục có Văn bản số 9961/BTC-QLG cho phép giá bán than cho sản xuất điện thực hiện từ ngày 22/7/2014 tiếp tục tăng từ 4 đến 7,4%. Điều này đã khiến chi phí mua than cho sản xuất điện các tháng cuối năm tăng thêm 596 tỷ đồng, ngoài con số 1.834 tỷ đồng được tính trước đó.

Bên cạnh áp lực của giá than và giá khí ngoài bao tiêu đã tăng theo thị trường, sản xuất điện còn chịu áp lực của thuế tài nguyên nước được điều chỉnh tăng từ 2 lên 4% giá bán điện thương phẩm kể từ ngày 1/2/2014. Việc điều chỉnh thuế tài nguyên nước này cũng khiến chi phí sản xuất của các nhà máy thủy điện thuộc EVN theo kế hoạch sản lượng của năm 2014 tăng thêm khoảng 1.509 tỷ đồng.

Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, khi trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn cũng cho hay, giá điện đang thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Giá bán điện bình quân hiện nay khoảng 1.537 đồng/kWh (tương đương khoảng 7,2 UScents/kWh), bằng khoảng 75 - 80% giá thị trường. Với mức giá này, tuy ngành điện đã bắt đầu có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận rất thấp, chỉ khoảng 2-3%. Điều này khiến các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp ngành điện hiện không đáp ứng các yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay vốn.

“Để có đủ vốn đầu tư cho các công trình điện, Chính phủ đã áp dụng một số biện pháp hỗ trợ EVN, như bảo lãnh các khoản vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài; cho phép vay vốn tín dụng đầu tư để thực hiện công tác di dân”, Phó thủ tướng nói.

Theo tính toán của các cơ quan tư vấn, giá bán điện thị trường giai đoạn 2015 - 2020 sẽ trên 9 UScents/kWh và từ nay tới năm 2020, bình quân mỗi năm ngành điện cần đầu tư khoảng 8 tỷ USD. Giá điện là yếu tố quan trọng (dòng doanh thu) quyết định bảng cân đối tài chính, các chỉ tiêu tài chính (tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ tự đầu tư, khả năng trả nợ) của các doanh nghiệp ngành điện. Vì vậy, có thể nói, giá điện đúng theo cơ chế thị trường có vai trò then chốt trong việc huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển điện.

Dẫu vậy, theo Phó thủ tướng, trong khi thu nhập bình quân còn thấp, nếu tỷ trọng tiền điện trong chi tiêu cho sinh hoạt quá lớn, thì người dân sẽ không chịu nổi, nhất là đối với các hộ có thu nhập thấp. Ngay trong chi phí của các ngành sản xuất và dịch vụ, nếu chi phí mua điện cao sẽ làm cho giá thành tăng, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Như vậy, trong năm 2015 giá bán điện sẽ vẫn còn thấp hơn giá thị trường.

Lợi nhuận 9.000 tỷ, EVN vẫn ngay ngáy lo tăng giá điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lợi nhuận hợp nhất của toàn Tập đoàn năm 2013 là 9.197 tỷ đồng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư