-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Ngày 12/10, Thanh tra tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị này đã bàn giao hồ sơ vụ việc có các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện về công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi thu đất để thực hiện Dự án xây dựng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê) cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh.
Theo hồ sơ tài liệu, tháng 2/2020, huyện Chư Sê thi công Dự án Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (thuộc tổ dân phố 5, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê).
Sau đó, UBND huyện Chư Sê giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đầu tháng 3/2020, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Chư Sê đã triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập phương án bồi thường công trình Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Dự ánTrường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê. Ảnh: Đ.V |
Tuy nhiên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Sê chưa xây dựng kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để trình UBND huyện phê duyệt.
Tiến trình giải phóng mặt bằng, có 5 hộ dân trồng hoa màu ở hồ nước cạn, kê khai nguồn gốc đất là nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, khai hoang… đề nghị được đền bù.
Hồ sơ nêu rõ, tại sổ mục kê quyển số 1 xác lập ngày 10/3/2000 lưu tại thị trấn Chư Sê thì thửa đất số 105 (nơi 5 hộ dân kê khai), thuộc tờ bản đồ số 72 có tên chủ sử dụng đất là UBND thị trấn, loại đất thủy lợi. Vào mùa mưa, nước gây ngập chảy vào nhà dân, năm 2014, UBND huyện Chư Sê làm công trình thoát nước chống ngập. Khi hệ thống chống ngập hoàn thành, diện tích đất không còn bị ngập, các hộ dân tiến hành trồng hoa màu trên khu vực này.
Trong biên bản cuộc họp ban ngành của huyện Chư Sê vào tháng 8/2021, đại diện tổ dân phố 5, 6 (thị trấn Chư Sê) và các hộ dân sinh sống lâu năm ở đây đều khẳng định: “Nguồn gốc diện tích đất 5 hộ dân kê khai trên là lấn chiếm lòng hồ do UBND thị trấn Chư Sê quản lý”.
Mặc dù nguồn gốc đất đã rõ, nhưng UBND thị trấn Chư Sê căn cứ vào sổ hộ khẩu xác định thời gian chuyển đến huyện sinh sống và một số giấy viết tay không có xác nhận của chính quyền địa phương để xác nhận các hộ trên sử dụng đất nông nghiệp ổn định trước năm 2004 để làm căn cứ đền bù.
Trên cơ sở công văn của UBND thị trấn Chư Sê, dù không có chức năng đo vẽ trích lục đất, không có hồ sơ địa chính các thửa đất do 5 hộ tự kê khai, nhưng ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Chư Sê tự vẽ trích đo ra 5 thửa đất trên và lập phương án bồi thường cho 5 hộ dân.
Điều tra việc huyện Chư Sê đền bù 1,8 tỷ đồng cho 5 hộ dân để xây dựng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm không đúng quy định. Ảnh: Đ.V |
Tại thời điểm 13/5/2021, ông Lê Đình Huấn, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê đã ký Quyết định số 11 phê duyệt phương án bồi thường trên diện tích hơn 8.900 m2 với số tiền gần 1,65 tỷ đồng cho 5 hộ dân.
Vì có phương án bồi thường của huyện, các hộ dân L.V.T., Đ.N.G., N.M.N., N.H.M và B.V.T (đều trú tổ dân phố 5, thị trấn Chư Sê) lần lượt ký nhận tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong 5 người này, người nhận nhiều nhất là hơn 480 triệu đồng, người thấp nhất là hơn 157 triệu đồng.
Đối với việc xác định tài sản (hoa màu) trên đất để bồi thường, theo biên bản kiểm đếm năm 2021, do đơn vị triển khai thi công trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nên không còn hiện trạng để kiểm đếm.
Vì vậy, Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Chư Sê, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Kinh tế Hạ tầng và UBND thị trấn Chư Sê đã ký hợp thức hóa hồ sơ kiểm đếm khối lượng tài sản trên đất để đền bù cho các hộ dân mà không do Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện kiểm đếm.
Sau đó, UBND huyện ra Quyết định số 08 (ngày 16/5/2022) phê duyệt bồi thường cây cối, hoa màu trên đất với số tiền 198 triệu đồng không đúng quy định.
Tổng số tiền mà UBND huyện Chư Sê đền bù diện tích đất và tài sản trên đất không đúng quy định là hơn 1,8 tỷ đồng.
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
-
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024