
-
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô
-
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh
-
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
-
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua
-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ -
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
Giá tăng cao, đẩy chi ngoại tệ nhập phế liệu sắt thép lên 1,27 tỷ USD
Tính đến 15/6, phế liệu sắt thép nhập khẩu về Việt Nam đã lên tới 1,27 tỷ USD, tăng hơn 90% về trị giá so với cùng kỳ, trong đó riêng nhập từ Nhật Bản gần 600 triệu USD.
![]() |
Giá tăng 57,5% so với cùng kỳ, khiến nhập khẩu phế liệu sắt thép hơn 5 tháng đầu năm 2021 vọt lên 1,27 tỷ USD. |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến 15/6, nhập khẩu phế liệu sắt thép về Việt Nam đã vượt 3 triệu tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, tăng gần gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
5 tháng đầu năm 2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt 2,74 triệu tấn, tương đương 1,11 tỷ USD, tăng 26,8% về lượng và tăng 99,8% về lượng so với 5 tháng đầu năm 2020.
Sở dĩ trị giá nhập khẩu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, trong khi lượng nhập về chỉ tăng gần 278% là do giá nhập khẩu sắt thép phế liệu đã tăng 57,5% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trung bình 5 tháng đạt 403,3 USD/tấn.
Phế liệu sắt thép nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Nhật Bản, đạt 1,17 triệu tấn, tương đương gần 515,82 triệu USD, chiếm 42,8% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 46,6% trong tổng kim ngạch, giảm 7,5% về lượng nhưng tăng 46,5% về lượng so với 5 tháng đầu năm 2020.
Thị trường lớn thứ 2 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Mỹ đạt 540.431 tấn, tương đương gần 213,27 triệu USD, chiếm trên 19% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, tăng mạnh 90% về lượng và tăng 193% về lượng so với cùng kỳ.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ thị trường Australia chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 252.574 tấn, trị giá 112,87 triệu USD, tăng 124,7% về lượng và tăng 271% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Nhập khẩu từ thị trường Hồng Kông chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 223.465 tấn, trị giá 95,87 triệu USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 118% về kim ngạch.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá nhập khẩu đã tăng quá cao, theo đà tăng của thép và nguyên liệu đầu vào của nhóm hàng này.
Ngoại tệ chi nhập phế liệu sắt thép chưa tới nửa đầu năm 2021 đã lên tới 1,27 tỷ USD với gần 3,1 triệu tấn là con số đáng giật mình, và với đà này chả mấy vượt xa mức nhập khẩu của cả năm ngoái.
Số liệu của Bộ Công Thương, năm 2020, cả nước nhập 6,27 triệu tấn, trị giá 1,672 tỷ USD, tâng 0,7% so với năm 2019.
Dẫu vậy, mức tăng khủng của ngoại tệ nhập phế liệu sắt thép cũng cần phải được lưu ý, bởi cùng với rau quả, đá quý, bánh kẹo-sản phẩm từ ngũ cốc, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, phế liệu sắt thép chính là mặt hàng thuộc nhóm cần kiểm soát nhập khẩu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ -
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort