-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng 4,3% trong tuần cuối tháng 10. Ảnh: AFP |
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, giá thực phẩm tăng lên hàng tuần trong tháng 10. Giá rau tại Trung Quốc đạt mốc 5,99 nhân dân tệ/kg (tương đương 2,06 USD/pound) trong tuần cuối tháng 10, tăng 6,6% so với tuần trước đó.
Đài CNBC dẫn báo cáo hàng tuần mới nhất công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết giá thực phẩm trong tuần cuối tháng 10 tại nước này đã tăng 3,7% so với tuần trước đó, trong khi giá thịt lợn tăng 10,6% và trứng gà tăng 6,4%. Tính chung lại, giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng 4,3% trong tuần cuối tháng 10.
Trong một báo cáo đánh giá vừa công bố, chuyên gia kinh tế Robin Xing cùng các cộng sự từ Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự đoán rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 10 có khả nhân đôi và phần lớn là do lạm phát giá thực phẩm, trong đó giá rau xanh tăng cao do nguồn cung sụt giảm vì thời tiết bất lợi.
Tuy nhiên, dự đoán của các chuyên gia Morgan Stanley rằng chỉ số CPI tháng 10 của Trung Quốc tăng 1,5%, là mức tăng còn tương đối thấp. Theo ông Robin Xing, nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc đã giảm đi, đặc biệt sau khi các nhà chức trách siết chặt hơn các biện pháp hạn chế đi lại để kiểm soát sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19 trong vài ngày qua.
Trong tháng 9, chỉ số CPI của Trung Quốc chỉ nhích 0,7% so với cùng kỳ năm trước do giá thực phẩm giảm tới 5,2%.
Trái lại, chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 9 đã tăng kỷ lục 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí nguyên liệu thô tăng cao đã kéo giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất ở Trung Quốc.
Dựa trên phân tích dữ liệu, ông Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và kinh tế vĩ mô tại Tổ chức tài chính China Renaissance dự đoán chỉ số PPI trong tháng 10 có thể sẽ lập kỷ lục mới với mức tăng khoảng 11 - 12% so với cùng kỳ năm trước.
Theo chuyên gia này, áp lực lạm phát và quỹ đạo thắt chặt của chính sách tiền tệ của các nước khác sẽ "kìm chân" Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ bị hạn chế đồng nghĩa rằng Trung Quốc sẽ cần đến sự hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách tài khóa và công nghiệp để ngăn chặn đình lạm. Trong kinh tế học, đình lạm được xác định là hiện tượng nền kinh tế bị đình đốn, tăng trưởng chậm lại nhưng tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp vẫn ở mức cao..
Tuy vậy, ông Bruce Pang tin tưởng rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể tăng trưởng khoảng 4 - 5% trong quý IV/2021.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa tuyên bố họ sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua vào tài sản và tiến tới thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PoBC) vẫn chưa cho thấy tín hiệu rõ ràng rằng liệu họ sẽ có động thái tương tự Mỹ hay không.
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam