
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Các bộ trưởng của EU lo ngại giá khí đốt tăng cao sẽ cản trở kế hoạch năng lượng xanh của khu vực này. Ảnh: AFP |
Theo số liệu sơ bộ từ Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, lạm phát toàn phần của Eurozone ước đạt 4,1% trong tháng 10, cao hơn mức dự báo là 3,7%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, theo dữ liệu của Reuters. Lạm phát của Eurozone trong tháng 9 là 3,4%.
Nguyên nhân chính khiến lạm phát của Eurozone tăng kỷ lục trong tháng 10 là do giá năng lượng tăng cao. Giá cả năng lượng tại khu vực này trong tháng 10 đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, dữ liệu sơ bộ quý III/2021 được công bố hôm 29/10 cho thấy GDP của Eurozone đã tăng nhanh nhất trong một năm qua ở mức 2,2%.
Ông Andrew Kenningham, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics lý giải: "Mức tăng trưởng GDP vững chắc của Eurozone trong quý III có nghĩa là giai đoạn phục hồi gần như đã hoàn tất ở hầu hết khu vực này".
"Tăng trưởng (Eurozone) sẽ chậm hơn nhiều trong quý IV do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu toàn cầu chững lại và tình trạng thiếu lao động cản trở một số hoạt động sản xuất", ông Andrew Kenningham dự đoán.
Chuyên gia này cảnh báo lạm phát toàn phần và lạm phát lõi của Eurozone có thể còn tiếp tục tăng trong hai tháng cuối năm 2021. "Những biến động trước đây về giá khí đốt khiến giá cả mặt hàng năng lượng tăng cao và việc các công ty kỳ vọng mặt hàng năng lượng sẽ được giá, sẽ càng đẩy lãi suất cơ bản cũng sẽ vọt lên", ông Kenningham nói thêm.
Lạm phát là chỉ số quan trọng luôn được Ngân hàng Trung ương châu Âu theo sát. Vào tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo họ sẽ cắt giảm quy mô mua vào trái phiếu do lạm phát tăng cao.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde cho biết hôm 28/10 rằng giá năng lượng tăng cao cùng với sự phục hồi sau tắc nghẽn cung - cầu, đang đẩy lạm phát lên cao.
"Sẽ mất nhiều thời gian hơn để hạ lạm phát so với dự kiến trước đây, nhưng chúng tôi kỳ vọng những yếu tố gây lạm phát sẽ suy giảm trong năm tới. Chúng tôi tiếp tục dự báo lạm phát trong trung hạn vẫn ở dưới mục tiêu 2% của chúng tôi", bà Christine Lagarde nhấn mạnh.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự đoán lạm phát của khu vực này sẽ lần lượt đạt mức 2,2% vào năm 2021, 1,7% vào năm 2022, và 1,5% vào năm 2023. Dự kiến, những dự báo này sẽ được Ngân hàng Trung ương châu Âu cập nhật vào đầu tháng 12.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh